z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

Hồ Gươm Ký Sự

Có lẽ hiếm có nơi nào trên cả nước nói chung và Hà nội nói riêng có một địa điểm đẹp và ý nghĩa nhưng mang chất huyền bí như Hồ  Gươm , hai vị vua anh linh vẫn còn đó ,hai ông đứng hiên ngang quay mặt ra hồ. Tượng vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều đại nhà Lý tay cầm chiếu dời đô ,tay chỉ xuống đất và như khẳng định đây sẽ là Kinh đô của quốc gia dân tộc ngàn năm ,Thăng Long địa linh nhân kiệt, tà áo hoàng bào nhưng hồn cốt đượm màu Phật giáo như áo của thiền sư thanh bình gần gũi đến lạ thường .Lạc bước qua đền vua Lê, người viết lên trang sử vàng với chiến thắng quân Minh oanh liệt, truyền thuyết Kiếm rùa nổi tiếng mà ai cũng nhớ.Chỉ có điều tượng của ông lại xa xăm khuất bóng lùi lại phía Tây nam hồ gươm như trầm tư suy nghĩ thời cuộc , một chút đăm chiêu u tịch ,không biết thần Kim Quy giờ ở đâu dưới bóng hồ nước này ? Dạo bước quanh Hồ vào chiều muộn làm tác giả có biết bao câu hỏi và suy ngẫm? Tại sao họ lại ở đây ? Và họ là ai ? Và sao các con phố lại được đặt tên như vậy  ? Và đó là lý do cho Ký sự Hồ Gươm ra đời …

 

1.Phố Trần Nguyên Hãn : (1386 - 1429), là cháu nội Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và là cháu sáu đời của Chiêu Minh vương Tướng quốc Thái sư Trần Quốc Khải thời cuối nhà Trần. Ông sinh ra và lớn lên tại thôn Đa Cai, trang Sơn Đông (nay là xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch). Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 và chiếm một vị trí quan trọng trong bộ tham mưu lãnh đạo nghĩa quân. Trần Nguyên Hãn giỏi binh pháp và là người đã trực tiếp tham gia vào nhiều trận đánh có tính chất quyết định với chiến thắng vang dội mang tính bước ngoặt như chiến dịch giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (tháng 8-1425), chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang (tháng 9-1427). Sau khi kháng chiến thành công, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi vua (1428) và Trần Nguyên Hãn được phong Tả Tướng quốc.Tại đền thờ ông hiện nay dân gian vẫn lưu truyền về thanh gươm thiêng và phiến đá mài gươm của ông. Theo đó, khi quân Minh xâm lược và đặt ách đô hộ lên nước ta, trong một lần đi rừng, Trần Nguyên Hãn đã tìm thấy một thanh sắt dài tại nương Gò Rạch. Đêm đêm, ông thường mang thanh sắt này ra mài thành gươm ở một hòn đá lớn bên bờ ao Son. Vì vậy, sau này hòn đá được gọi là phiến đá mài gươm. Trên phiến đá hiện vẫn còn một vết lõm ở giữa do vết chém thử gươm của ông lên đá. Từ đó, thanh gươm đã theo Trần Nguyên Hãn cùng Nguyễn Trãi vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa và đi vào huyền thoại với những chiến công lừng lẫy trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh đến ngày thắng lợi. vẫn còn lưu dữ tảng đá mà theo truyền thuyết ông dùng mài gươm và cây lộc vừng 500 năm tuổi vẫn hàng ngày tỏa bong mát xuống đền thờ ông.

 

2.Phố Đinh Lễ : Một trong nhưng Hổ tướng giỏi nhất lịch sử dân tộc, người gọi vua Lê Lợi bằng cậu.Vào thập niên 90, người Hà Nội chủ yếu biết tới phố Đinh Lễ với cái tên lóng “phố Đô Đê” với ngụ ý đây là “chợ” mua bán đô la Mỹ và đồng D Mark (viết tắt của Deutsch Mark - đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Liên bang Đức) - hai loại ngoại tệ có giá trị và phổ biến tại Hà Nội lúc bấy giờ. Cũng trong thời bao cấp, hai cửa hàng sách quốc doanh lớn nhất của Hà Nội là Hiệu sách Quốc văn và Hiệu sách Ngoại văn được đặt tại phố Tràng Tiền, nhờ đó đã biến khu vực phố Đinh Lễ, phố Nguyễn Xí và phố Tràng Tiền thành một tam giác bán sách sầm uất nhất của Hà Nội.Cái tên “phố sách” bắt nguồn bằng một quầy sách nhỏ của bà Phạm Thị Mão - chủ cửa hiệu sách Mão ở số 5 Đinh Lễ hiện giờ. Mới đầu bà Mão bán ở vỉa hè phố Đinh Lễ. Sau này hàng loạt sạp, quầy sách “lưu động” nối tiếp nhà sách Mão mọc lên tại góc đường Đinh Lễ - Nguyễn Xí. Rồi, tới năm 2003, khi Hà Nội quyết định dẹp phố sách đêm vỉa hè để đảm bảo giao thông, các chủ hàng chuyển sang thuê dãy nhà nằm dọc phố Đinh Lễ hiện giờ (đa phần là các gian hàng thiết bị y tế cũ). Bây giờ, “phố sách” đã có thêm nhiều cái tên khác nhau như nhà sách Lâm, nhà sách Huy Hoàng, nhà sách Ngân Nga, nhà sách Hoa, nhà sách Tân Việt...

 

3.Phố Lê Thạch : Lê Thạch người làng Lam Sơn (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là cháu gọi Lê Lợi bằng chú (Thạch là con Lê Học, anh của Lê Lợi).Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, Lê Thạch thường làm tướng tiên phong, đã từng thắng Mã Kỳ khi tên này tấn công Nga Lạc (nay thuộc huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa).Cuối năm 1421, khi Lê Lợi đang đánh nhau với giặc ở sách Ba Lẫm (nay là vùng Chiềng Lẫm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) thì tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát đem quân đến nói dối là cứu viện nhưng kỳ thực là đánh lén nghĩa quân. Lê Lợi cử Lê Thạch chống cự lại Mãn Sát. Trong khi giao chiến, ông bị thương nặng và từ trần. 

 

 4.Phố Nguyễn Xí : Là tướng giỏi vua Lê , sau truyền thuyết ông chính là quan Hoàng 10 - trấn thủ Nghệ An.Năm 1428, ông được phong là Long Hổ tướng quân Suy trung Bảo chính công thần. Năm 1429 có việc khắc biển công thần, khi bàn công, ông đứng ở hàng thứ 5, được phong là Huyện hầu. Nguyễn Xí đã đào tạo ra một đội quân đặc biệt, hỗ trợ đắc lực cho cuộc khởi nghĩa của quân Lam Sơn đó là  : Khuyển binh ( đội quân Chó Đen tinh nhuệ )

 

5.Phố Đinh Tiên Hoàng : Đinh : họ, Tiên : đầu tiên , Hoàng : hoàng đế  nghĩa là vị hoàng đế đầu tiên triều Đinh. Đinh Tiên Hoàng người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Hà nội Chiều Thu 7/9/2020

Ngô Đức Hòa

 

 

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage