z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

Giải Mã Con Nghê ?

cho da

Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao ?  Ngoài tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng thì còn có một linh vật nữa, đó là con Nghê :” Phượng múa , Nghê chầu “,một con vật rất gần gũi thuần Việt mà đôi khi ít người biết đến.

1232

1.Lịch sử ra đời của Nghê :Trong đời sống tinh thần , tâm linh, ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ chính vì vậy Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ.Rồi để bầy trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu có, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá Hoá Linh. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tên gọi Nghê do có sự ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa Trung quốc giống Toan Nghê trong truyền thuyết : Long sinh cửu tử do Phạm Đình Hổ dịch.

1200px-Temple commémoratif au roi Dinh Tien Hoang Hoa Lu

2.Sự phát triển theo Văn Hóa :Tục thờ Nghê phát triển từ văn hóa Thuần Việt từ tục thờ chó đá. Như Dế mèn được biết nhiều đồng bào dân tộc vẫn lưu giữ tục thờ chó Đá Mahin ( Tày ): “Chẳng biết tự bao giờ tục thờ chó đá (Ma-hin) đã trở thành một thói quen, in sâu vào tâm thức của bà con vùng này. Người Tày chọn hai cách, hoặc là chôn Ma-hin trước cổng nhà như con vật thiêng để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, hoặc đặt Ma-hin trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, thờ phụng...".

nghed

3.Lịch Sử Tồn Tại Của Nghê : Dựa trên số lượng và phẩm tính của những con Nghê trong các viện bảo tàng và bộ sưu tập của các tư nhân, ta thấy rằng thời thịnh đạt nhất của con Nghê là từ đời Lý cho đến cuối đời Tây Sơn (thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII). Suốt từ đời Lý, con Nghê được trọng dụng ở khắp mọi nơi, từ những ngôi nhà dân dã, từ cung đình, cho đến lâu đài, đình chùa, lăng miếu… Đến cuối đời Lê, loạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước đi vào 300 năm khói lửa, nhưng không vì thế mà văn hoá Việt điêu tàn, mà trái lại càng phát triển mạnh thêm về mọi mặt (thơ văn, kiến trúc, khắc gỗ, gốm sứ…). Trong suốt 8 thế kỷ này, các bình hương trầm, các nậm rượu, và các tượng hình con Nghê là những món không thể thiếu ở nơi tế tự, ở các nhà trưởng giả cho đến nhà bình dân.

P1000306 2

4.Chức năng và Nhiệm vụ của Nghê : Công trình nghiên cứu cho thấy nghê có mặt ở đền, miếu, lăng tẩm, đình chùa, từ thường dân cho đến chốn hoàng cung hiếm có linh vật nào có thần thái sinh động như nghê, đủ cả hỷ nộ ái ố, lúc chau mày ứa lệ, lúc toe toét miệng cười.Nghê xuất hiện ở các công trình Văn hóa dân gian và dùng để trang trí trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam.Gần gũi hơn cả Nghê đá được đặt 2 bên cổng làng , cổng tam quan , cổng xóm , cổng đình , sân đình . Có khi những con nghê còn ngồi chót vót trên đỉnh cột tam quan như đang bay trong mây. Con Nghê được tạc bằng đá , bằng đất nung hoặc bằng vôi cá tô vẽ đủ màu sắc sặc sỡ . Nghê được tạc bằng đá để nói lên rằng chẳng có gì lay chuyên được chúng và chúng tồn tại mãi mãi. Chúng là con vật linh thiêng , dũng cảm , tinh khôn. Chúng bênh vực điều thiện, trừng phạt điều ác. Con nghê có đôi mắt to và sáng trán rộng đầu có sừng , miệng rộng nhe hàm răng , thân nhiều vảy , có nét gì đó pha trộn giữ chó và khỉ. Nó rất hiền lành vì nó cười.Bước qua mấy bậc cổng làng là trông thấy ngay hai con nghê . Người tốt thấy nghê cười với mình , người không tốt thấy sợ sệt .

Nghe nho

Những con nghê canh gác bảo vệ xóm làng kiên nhẫn và nghiêm túc như những con vật sống, chúng kiểm tra ngừơi ra kẻ vào . Chúng nhìn xa đến tận những cánh đồng bát ngát. Chúng lắng nghe tiếng chim hót trên cành cây , tiếng bà con gọi nhau đi chợ ra đồng, tiếng trẻ con nô đùa ríu rít . Chúng biết tất cả mọi chuyện vui buồn của người dân trong làng . Chúng chứng kiến đám cưới đi vào làng, đám ma đi ra khỏi làng,những đám rước đội kèn trống nhộn nhịp trong những ngày lễ hội , Người đi ra khỏi làng nhìn con nghê một lần như chào từ biệt nó, người đi xa về cũng chào hỏi như thể báo cho nó biết rằng mình đã về đến làng. Con nghê thân thiết với tất cả mọi người, sẽ chẳng bao giở người ta có thể quên được hình ảnh thân yêu này của làng quê Việt nam…

Hà nội ngày 19/9/2020 ( 22 h 47)

Tác giả : Ngô Đức Hòa

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage