"Chi chi chành chành,Cái đanh thổi lửa..." Là những câu đồng dao quen thuộc dường như gắn chặt với tuổi thơ của mỗi người.
"Chi chi chành chành
Trái chanh (cái đanh) thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ma vương ngũ đế
Bác dế đi tìm
Ù à ù ập…
Những câu hát này ở trong trò chơi được thực hiện từ 2 người trở lên. Một người sẽ xòe bàn tay của mình ra và những người khác dùng ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay. Sau đó, người xòe bàn tay sẽ hát thật nhanh bài đồng dao và khi đến từ cuối cùng là "ập" thì nắm lại để "túm" lấy những ngón trỏ kia. Nếu ai không rút kịp tay thì người đó sẽ thua.
Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn đã từng một lần chơi trò chơi này.
Trò chơi dân gian “Chi chi trành trành” của con trẻ.
Sự thật đằng sau bài đồng dao
Đa số chúng ta đọc thuộc làu làu bài đồng dao này nhưng chỉ nghĩ đơn giản đây là bài hát vui cho trẻ thơ . Nhưng có một sự thật đằng sau bài đồng dao này lại không mấy ai biết
Theo đó, phiên bản có lẽ nhiều người từng nghe nhất là :
"Chi chi chành chành
Trái chanh (cái đanh) thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ma vương ngũ đế
Bác dế đi tìm
Ù à ù ập…
Hay một phiên bản khác vần điệu hơn:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa mất cương
Ma vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Thế nhưng, cả 2 phiên bản này rất khác so với phiên bản gốc.
Trong sách Kinh Thi Việt Nam của nhà văn Trương Tửu có giải thích, bài vè này được ghi lại trong giai đoạn lịch sử những năm 1856 - 1888 khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, bị giặc Pháp xâm lược, triều đình rối loạn. Và bài đồng dao gốc phải là :
"Chu tri rành rành
Cái đanh nổ lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương tập đế
Cấp kế đi tìm
Hú tim bắt ập"
Nhà nghiên cứu Trương Tửu cho rằng bài vè "Chi chi trành trành" lộ ra tất cả tâm lý của người An Nam vào quãng thế kỷ 19.
Trong tác phẩm Kinh thi Việt Nam, lần đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 1940 (NXB Tri thức xuất bản năm 2018), tác giả, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Trương Tửu (1913-1999) đã chia sẻ những chi tiết thú vị, bất ngờ về bài vè “Chi chi trành trành” (ngày nay quen gọi là Chi chi chành chành) trong trò chơi dân gian của trẻ nhỏ mà ông biết được từ một ông già vô danh. Và chính từ chia sẻ này đã gợi cho Trương Tửu một lối nghiên cứu thi ca bình dân, để đi tìm gốc rễ tinh thần dân tộc trong tác phẩm Kinh thi Việt Nam.
Câu sấm truyền của cổ nhân?
Bài vè “Chi chi trành trành” do ông già vô danh chia sẻ với Trương Tửu được ông đề cập trong phần “Trước khi vào đề” của tác phẩm “Kinh thi Việt Nam”. Ông cho biết khoảng những năm 1927-1928 (trong tác phẩm viết khoảng 12-13 năm trước), trong lúc đi dạo, ông được gặp một ông già thuộc về lớp người sinh khoảng vua Tự Đức băng hà (1883), đang bực dọc vì phải chứng kiến những cảnh tượng giao thời của nước nhà.
Sự tình cờ này đã cho ông biết câu chuyện về bài vè mà những đứa trẻ đang chơi trò mô-tê hát vẳng lại từ phía nhà bát giác vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ):
Chi chi trành trành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương lập đế
Ú tế đi tìm
Hú tim bắt ập!
Theo lời kể của Trương Tửu, ông già vô danh kia không hài lòng và nói với ông: “Chúng hát sai cả. Người ta dạy chúng sai cả”. “Câu hát không phải thế. Nguyên nó là câu sấm của cổ nhân truyền lại mãi đến gần đây mới nghiệm”. Rồi ông già vô danh giải thích:
Câu đầu phải là “Chu tri rành rành”, nghĩa là bá cáo cho mọi người đều biết.
Câu thứ 2 “Cái đanh thổi lửa”, nói về quân đội Pháp bắn súng vào Đà Nẵng.
Câu thứ 3 “Con ngựa đứt cương”, chỉ vào sự băng hà của vua Tự Đức (1883) và sự rối loạn của triều đình lúc bấy giờ.
Câu thứ 4 “Ba vương lập đế”, chỉ việc ba vua liên tiếp được lập. Hồi đó bọn Tường Thuyết chuyên quyền giết hại nhiều người trung trực. Chúng dám làm trái cả lời di chúc của Tiên vương, bỏ Dục Đức vào ngục tối, lập Hiệp Hòa làm vua. Sau chúng lại giết Hiệp Hòa đem Kiến Phúc thay vào. Rồi chúng giết cả Kiến Phúc để tôn Hàm Nghi lên ngôi báu.
Câu thứ 5 “Cấp kế đi tìm” Đến triều vua Hàm Nghi thì Thuyết nổi lên bài Pháp và bị thất bại, phải đem vua đi trốn. Quân đội Pháp một mặt phải lo dẹp loạn, một mặt tìm kế bắt Hàm Nghi cho yên lòng dân
Câu thứ 6“Hú tim òa ập!” Sau, có tên Ngọc phản bội mà vua bị bắt ở rừng Tuyên Hóa lúc ngài đang ngủ.
Ông già vô danh tỏ vẻ tiếc nuối, một câu sấm hay thế mà rồi truyền khẩu sai be bét.
Dân gian chép sử theo tâm lý
Sau khi chia tay ông già vô danh đó, Trương Tửu ngẫm nghĩ về câu hát “Chi chi trành trành” mà ông vừa được biết là một lời sấm ký chính trị của người xưa truyền lại. Trương Tửu tự hỏi những bài hát khác như: Nu na nu nống, Rung răng rung rẻ, Thả cá ba ba… ý nghĩa như thế nào, cũng na ná giống bài hát kia chăng? Bất thình lình, ông bắt đầu liên tưởng đến những lời tựa và chú thích trong Kinh thi của Nho gia.
Chân dung nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Trương Tửu. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán.)
Trương Tửu cho biết, ông già vô danh đó đã gợi cho ông một lối nghiên cứu thi ca bình dân, chú trọng về giá trị sử ký. Nhưng ông lại không tin bài hát “chu tri” kia là câu sấm của người ẩn sĩ nào để lại mà nó chỉ là một cách chép sử của dân gian. "Nó không đáng được coi như là một tài liệu lịch sử, chân xác. Giá trị đặc biệt của nó là tâm lý xã hội. Bằng cách ghi chép sự việc xảy ra ở chung quanh, dân gian đã diễn đạt rất trung thành thái độ của mình đối với đương thời. Vì vậy, ta chỉ nên tìm đến tâm lý của người tác thành ra chúng. Đây là nguyên tắc căn bản cho nghiên cứu ca dao", Trương Tửu viết.
Ông cho rằng, dưới ánh sáng của nguyên tắc này, bài “Chu tri rành rành” lộ ra tất cả tâm lý của người An Nam vào quãng thế kỷ 19.
Đọc hết câu chu tri rành rành, cảm tưởng đầu tiên là đang chứng kiến một cái gì đó bị thua, một cái gì giam hãm, một cái gì bị mất đi. Đứng xem lũ trẻ thực hiện trò chơi ấy, cảm tưởng càng rõ rệt hơn. Cái bị thua là đứa trẻ chậm hơn các bạn, không rút tay kịp. Cái giam hãm trong ngón tay trỏ của đứa trẻ ấy (nghĩa bóng là quyền sai khiến: Ngón trỏ là biểu hiện của quyền sai khiến); cái bị mất đi là cái tự do của đứa trẻ chậm chạp kia (nó phải đuổi các đứa khác để đòi lại cái tự do đã mất).
Trương Tửu cũng cho biết tâm lý đẻ ra câu hát kia là tâm lý của dân gian chán nản chủ quyền đại diện cho họ đã vì yếu, vì chậm mà bị thua, bị mất. Cho nên, câu hát đã tận cùng bằng sự tận cùng (òa ập!). Cái tâm lý đẻ ra mô tê mà chu tri chỉ là đoạn nhập cục là tâm lý dân gian tin tưởng cuộc khôi phục tương lai của cái tự do đã mất đi bằng sự nỗ lực tiến hóa của chính mình.
Từ những nhận định trên, Trương Tửu cho rằng nghiên cứu thơ ca bình dân sẽ tìm được trong đó những tính tình, xu hướng của dân gian qua các thế kỷ. Hơn nữa đó còn là một tài liệu khoa học xã hội rất quý… Có thể căn cứ vào đó để đi tìm cái tâm lý chung đã mai một trong quá khứ.
Bìa sách Kinh Thi Việt Nam do Hàn Thuyên xuất bản năm 1945 và NXB Tri thức ấn năm 2018.
Đọc hết những câu ca dao truyền tụng lại sẽ thấy nổi lên tinh thần độc lập của dân tộc và những nỗ lực liên tiếp của tổ tiên ta. Ngoài giá trị đó ra, ca dao còn có giá trị nghệ thuật không thua kém bất cứ giá trị nền thơ bình dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới…
Đó cũng là lý do để ông viết lên Kinh Thi Việt Nam, tác phẩm nghiên cứu có một vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp bề thế của ông trước Cách mạng tháng Tám.!
Bài đồng dao này thực ra được ghi lại trong giai đoạn lịch sử 1856 - 1888. Phần lớn mọi người đều tỏ ra bất ngờ trước sự thật của bài đồng dao này
“Chu tri rành rành” có nghĩa là bố cáo cho mọi người đều biết.
“Cái đanh nổ lửa” nói về tiếng súng của quân đội Pháp bắn vào Đà Nẵng.
“Con ngựa đứt cương” chỉ việc băng hà của vua Tự Đức vào năm 1883 và sự rối loạn của triều đình Huế lúc bấy giờ.
“Ba vương tập đế” nói về việc trong vòng chưa đầy 1 năm từ tháng 9/1884 sau khi vua Tự Đức mất, đã có liên tiếp 3 vị vua thay nhau lên ngôi là Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi.
“Cấp kế đi tìm” nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22/5/1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi để làm yên lòng dân.
“Hú tim bắt ập” chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26/9/1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt vua trong lúc đang ngủ.