1.Từ thời Lý , Trần – Thế kỷ XVII :
Thăng Long là kinh đô . Tư tưởng Nhất cận thị nhị cận Giang. Nhờ có sông Hồng là nơi giao thương buôn bán. Nên nhiều làng nghề tụ hội về đây lập nghiệp , kinh doanh buôn bán kéo theo dân số tăng lên.Nhất là thế kỷ 17, 18 dân gian đã có câu : Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến.Kinh tế ngày càng phát triển, giao thương nước ngoài sôi động. Hà nội 36 Phố Phường hình thành, có rất nhiều đền thờ tổ nghề tại khu vực phố Cổ:Hàng Lược , Hàng Đào , Hàng Đồng ,Hàng Bạc...Đặc biệt khi Nguyễn Ánh lên ngôi Thăng Long trở thành trấn thành.Năm 1815 cho ra Luật : Hoàng Việt Luật Lệ - (Luật Gia Long) quy định nghiêm ngặt việc xây dựng nhà cửa nhất là nhà mặt phố, sau vau Minh Mạng chỉnh sửa phát triển Luật Hồng Đức :
- Nhà không xây 2 mái, không 2 tầng nề, không có cửa sổ hướng ngoài bên đường.
- Cửa đứng không được phép cao hơn kiệu Vua , Quan đi qua. ( Lo việc có thể bị ám sát)
- Không căn cứ nhà buôn to hay buôn bé mặt tiền càng rộng thì thuế càng cao, không quan tâm chiều sâu bao nhiêu.
- Luật ghi dõ cấm vi phạm việc lấn chiếm vỉa hè, của bắt buộc đóng hướng bên trong.
- Cấm phóng uế tại nơi công cộng , nếu bị phát hiện quan tuần lính canh có quyền bắt luôn.
Tất cả điều đó kết hợp lại , cộng với việc chia nhà cho con cái, mua bán thuê lại..đất thì co hạn mà nhu cầu việc ăn ở tăng lên nên dẫn đến việc nhà Ống ra đời.
2. Ảnh hưởng của Pháp :
Khi Hà nội được chọn làm Thủ Phủ của Liên bang Đông Dương thì họ đã dành rất nhiều tài chính thiết kế và xây dựng lại bộ mặt của thành phố.Tất cả những con phố trung tâm được thiết kế lại , ngăn nắp đẹp đẽ và gọn gàng hơn. Những tòa nhà co ban công vỉa hè to và rộng rãi, những hàng cây xanh mượt mà được trồng thẳng tắp.Nói chung mọi thứ được cân đối và mềm mại hơn. Ngày nay các bạn có thể thấy con phố như Phan Đình Phùng , Ngô Quyền , hàng Khay….và 1 số ngôi nhà có ban công rất đep thời Pháp vẫn còn thủ đô : 53 Hai Bà Trưng , 27 Cao Bá Quát, 68 B Trần Hưng Đạo.
3.Sau năm 1954 . ( Giải phóng Thủ Đô)
Hàng vạn cán bộ , bộ đội và công an từ chiến khu về tiếp quản thủ đô, do kinh tế đất nước còn khó khăn sau chiến tranh nên những ngôi nhà đã nhỏ nay chia nhỏ hơn, một số gia đình bỏ vào Nam nên nhà được nhà nước tiếp quản, phải nói diện tích chật hẹp, ban công trở thành khu sinh hoạt chung : rửa rau , đun bếp than, nhà vệ sinh nước chung , nhiều hộ còn cơi nới chuồng cọp chăn nuôi..Chính vì vậy mà dần dần phố cổ trở nên nhem nhuốc , thô cệch , đúng là đất Vàng mà chẳng còn ban công , dây điện như tổ nhện , một con nhện loàng ngoằng vẫn đang sống cùng với con người trong nhưng năm của thế kỷ 21 này.
Hà Nội, Ngày 12/12/2018
Ngô Đức Hòa ( Dạo bước cùng Pfo. James - Massachusetts Institue of Technology )