Cái gì cũng phải theo Lộ Trình , Tết cũng vậy, có lý do cả đấy .Khi nào thì nó bắt đầu nhỉ ? Chắc có lẽ nó được châm ngòi từ ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp . Nhà nhà làm cơm biếu xén trang bị cho ông đủ “ hồ sơ “ để lên tấu sớ báo cáo với Ngọc Hoàng. Sau là cảm giác vui và phấn chấn được cầm cuốc,dao ,chổi ,sơn..ra dọn mộ cho các cụ thắp nhang mời về gia đình vui tết cùng con cháu.Vậy là bữa cơm tất niên ra đời để cả gia đình tổng kết ưu nhược và chia sẻ kinh nghiệm mục tiêu cho năm mới.Bữa cơm đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đó là bữa cơm mời tổ tiên về chung vui cùng con cháu mấy ngày Tết.Mà có bao giờ bạn tự hỏi sao lại phải Làm cơm và Hóa vàng vào ngày 4 hay 5 Tết ?
Theo như Dế mèn được biết đó là bữa cơm tiễn ông bà tổ tiên về Trời kết thúc khoảng thời gian vui vầy cùng con cháu, tiện thể biếu các cụ tờ tiền, đinh vàng luôn để các cụ tiêu năm mới. Phải công nhận là con cháu thật vô cùng chu đáo.Nhưng trước đó có việc vô cùng quan trọng đó là Đêm Giao Thừa chúng ta lại chuẩn bị gạo muối, hoa quả và Gà Trống thắp hương ngoài trời để chào mừng Táo quân báo cáo Thiên đình về lại gia chủ..Tay bắt mặt mừng khi đáp cánh an toàn xuống sân bay Tại Gia đã có chú gà trống ngậm bông hồng đỏ thắm chào đón các Ngài …Vậy tại sao lại là gà Trống ?
- Đây là con vật gắn với văn minh nông nghiệp , không chỉ ở Việt nam mà nhiều quốc gia trên thế giới coi gà trống là linh vật. (Pháp có gà trống Gôloa ,Hy lạp có biểu tượng gà trống )
- Gà trống là con vật đầu tiên gọi Mặt Trời lên, có lẽ với chúng ta còn gì đẹp và thanh tịnh hơn khi sang sớm thức dậy nghe tiếng gà trống gáy hòa với tiếng chuông chùa văng vẳng xa xăm..Đó là lúc con người và các loài vật khác thức giấc để chuẩn bị công việc ngày mới.
- Gà trống còn xuất hiện trên trống Đồng đó có thể coi là biểu tượng văn hóa đặc sắc.
Thật là thiếu sót khi không nhắc gà trống trong ca dao dân ca , bài hát :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
Em về thưa với mẹ cha
Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo
Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau
Nhất to là giống gà nâu
Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều, trứng lớn, con vừa khéo nuôi..
- Gà Trống : Xuất hiện tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
- Trò chơi dân gian : chọi gà là thú vui ham mê của bao người, trước mỗi trận đấu người nuôi gà cho chúng nhấm nháp vài giọt rượu hay vuốt chút rượi vào cổ họng chú vậy là đã có giải MMA nhà nghề với vòng tròn khan giả ngồi xem , trong tiếng hô cố lên thì đâu đó vẫn có câu nói Làm tí nhé : 200 k chú chọn thằng nào ? vui tí thôi gọi là mời nhau chén rượu nhạt ? không khí thật là vui và sôi động.
- Không chỉ là võ sĩ nhà nghề : Gà trống còn được sử dụng vào việc vô cùng linh thiêng và huyền bí : Bói chân gà luộc.Thật là vi diệu, đúng là Việt nam không gì là không thể , Chỉ cái chân gà thôi mà làm người giàu lại càng thêm giàu vì biết tin vào Chân gà và dấu vân chân của nó.
- Chuyên gia dự báo thời tiết : Nhìn trời, nghe tiếng gà, người ta có thể dự đoán được thời tiết: “chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
- Vật Biếu : Xưa và nay vẫn không thay đổi Tết Đoan Ngọ 5/5 hay trước Tết các anh con Rể thường mang biếu bố mẹ vợ nhạc phụ nhạc mẫu đôi gà, gọi là chúng con năm nay nghèo chẳng có gì ,thôi thì biếu thầy u đôi gà ăn Tết ạ ! Ghớm lên thăm thầy u lại còn quà cáp , bầy vẽ, lần này thầy u nhận vậy, khổ ,mất công đường xá xa xôi mang lên đây , sang năm cứ thế nhé, à nhầm sang năm lên với thầy u không mang gì nhé phong bì 2 củ là ok con ạ .....
Còn bây giờ là quan trọng và ý nghía nhất bài viết tối nay :
- Diện mạo gà trống : Đầu Rồng , thân Công , đuôi Tôm
- 5 Lý do cốt lõi của biểu tượng Gà Trống
Mào gà : Biểu tượng quan Văn ( học hành thi cử đỗ đạt )
Cựa gà ( sức mạnh quan Võ )
Nhân : sống biết yêu thương bảo vệ gà mái , gà con )
Nghĩa : khi kiếm thức ăn luôn gọi con cái bạn bè chia sẻ ăn cùng.
Dũng : chọi gà , cảnh báo an ninh với Cú và Diều hâu
Trí : thông minh, đánh nhau phải có bài..
Tín : Luôn luôn gáy đúng canh, đúng giờ ( không bao giờ ngủ quên trừ phi bị mất trộm ) Sáng ngủ dậy không thấy tiếng gà trống gáy nghĩa là "Toang" thật rồi bu nó ạ .. Nó bị bọn nào ''Gặt" đi đếm qua rồi , con chó Vàng nó sủa gâu gâu mà tôi lại nghĩ là nó cắn Ma .. thế là "Toang, Ma là có thật ", nó cho cả đàn gà nhà mình vào bao tải mang ra chợ huyện hay quán Canh gà Thọ Xương trên Hà nội mất rồi…Chỉ tiếc là nó không được ăn no trong Đêm cuối cùng và không kịp chào tôi và bà trước khi đi.Thật tội cho cu cậu .Nhà Dế mèn ngày xưa có rất nhiều "con Ma" như thế tiếc là chưa bao giờ gặp ? Nếu không thì ..Xác định !
Hà nội ngày 28/7/ Năm 2020
Tác giả :Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn )