z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

Hạc Trong Văn Hóa Việt

1.Linh Điểu , Trường thọ: Người Nhật đã xem chim hạc là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý. Chim hạc luôn được xuất hiện trong nghệ thuật, văn học và văn hóa dân gian. Đối với Nhật Bản, Người Nhật coi chim hạc như một biểu tượng của may mắn và tuổi thọ vì theo truyền thuyết, tuổi thọ của hạc thần huyền thoại là một ngàn năm. Nó cũng đại diện cho lòng trung thành, được biết đến là người bạn đời cho cuộc sống.

 2.Chim Hạc là loài vật Chung Thủy : Khi con trống và con mái kết đôi, chúng sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Chính vì vậy, người Nhật xem chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Họa tiết hình chim hạc là hoa văn phổ biến và được ưa chuộng trên trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác.Đến Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp hình chim hạc trang trí ở khắp mọi nơi. Trên tờ 1.000 Yên Nhật, ở hai bên của vòng tròn in hình ảnh mờ chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo là hai con chim hạc đang vươn cổ lên trời cao.

 3.Hạc giấy còn là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp giấy Origami. Tại Nhật, người ta tin rằng, khi muốn cầu nguyện hoặc một điều ước về sức khỏe, quốc thái dân an, hòa bình thế giới thì sau khi gấp đủ 1000 con hạc giấy, điều ước ấy sẽ trở thành sự thật. Với niềm tin như thế góp phần cổ vũ ý chí kiên cường của con người.

4.Sự Trung Thành: Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước.Điều này là tượng trưng cho một tình bạn trong sáng, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

5.Hạc đứng lưng Rùa :Chuyện kể rằng, người nông phu có nuôi một con rắn, hàng ngày anh chăm chỉ kiếm mồi để nuôi nó lớn. Rắn mỗi ngày mỗi lớn, nên việc kiếm ăn ngày một khó khăn. Một hôm, người nông phu nói với con rắn rằng, bữa hôm nay đói kém nên không thể kiếm ăn cho rắn được.Rắn nghe nói thế bèn nổi giận và trở mặt, phồng mang, trợn mắt đòi cắn chết anh nông phu. Anh nông phu buồn rầu và nghe nói “cứu vật, vật trả ơn” nhưng sao rắn mình nuôi nó, nó lại đòi ăn thịt mình. Và rồi anh nông phu nói với rắn, vậy mi cùng đi với ta đến gặp một loài vật khác hỏi xem nếu nó đồng ý mi ăn thịt ta, ta sẽ bằng lòng ngay .Rắn đồng ý và cả hai gặp con hạc.

 

   Anh nông phu kể lại tự sự, hạc nghe xong bèn nổi giận cho rắn là phường vong ân bội nghĩa, tội đáng chết. Nhưng rắn chưa chịu và đòi đi gặp con vật thứ hai. Và rồi cả hai lại gặp con rùa đang nằm bên lề đường. Rùa nghe rắn phân bua, bèn phán: “vậy mi cắn người nông phu chết cho rồi. Tại sao hắn nuôi mi mà để cho mi đói”Anh nông phu đề nghị nên gặp thêm con vật thứ ba mới phân thắng bại vì vừa qua đã gặp hai con vật mà mỗi con lại có ý trái nhau. Rắn đồng ý và rồi trên đường lại gặp con quạ. Nghe xong cớ sự, quạ bèn nổi giận từ trên cành cao nhào xuống mổ con rắn chết ngay tức khắc.

    Nhưng hồn con rắn không vừa lòng, bay đi tìm Đức Như Lai để nhờ phân xử.

Đức Phật nghe rõ đầu đuôi câu chuyện rồi phán rằng:” Hạc là loài có nghĩa, từ nay được đứng trên cao. Rùa ăn nói vô lý, từ nay cho nó bò dưới thấp. Rắn là loài vô ân nên bị quạ giết là đáng lắm. Nên quạ tha xác rắn lên ngọn cây cho muôn loài soi gương mà ăn ở cho có nhân đức, đừng vô ân phản phúc”.Từ đó hạc đứng chầu trên cao. Rùa đội chân con hạc. Quạ đậu trên cột phướn và lá phướn treo trước chùa là hiện thân xác rắn đang phơi mình cho mọi người trông vào đó mà tự răn lấy mình vậy.

Thương thay số phận con Rùa

Dưới đình cõng Hạc lên chùa đội bia

6.Học Vấn : Đầu hạc có mào rất giống mũ của quan văn , nên nó là biểu tượng của sự thành công.Trong Đạo giáo Hạc là phương tiện đi lại của thần tiên.

7.Cặp đôi Hoàn Hảo  : Hạc và Rùa : Âm – Dương khi hạc bay cao rùa dưới thấp , Nhanh – Chậm hạc bay nhanh rùa bò chậm , Phát triển : Rùa làm bệ đỡ để hạc bay lên cao , thể hiện sự khát vọng vươn lên chinh phục bầu trời tri thức trí tuệ.

Hà nội ngày 6/9/2020 ( 21h 05 )

Tác giả : Ngô Đức Hòa 

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage