z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản

Ngày Phật Đản, hay ngày Giáng Sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng thường trùng vào tháng Năm dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng Phật tử khắp thế giới.

Đức Phật giáng sanh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi mai, trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) gần biên thùy giữa Đông Bắc Ấn Độ và Népal. Ấy là thái tử Siddahattha Gotama. Thái tử sanh ra là một đại hạnh, đại phúc cho tất cả chúng sanh. Dĩ nhiên, đã là hoàng tử, Ngài sống một cuộc đời vô cùng sung sướng trong cung điện nguy nga, nào biết gì đến cảnh thực ngoài đời. Nhưng ngày qua tháng lại, lần lần trong tâm Ngài tự phát giác sự thật.

1-duc-phat-dan-sinh-0752

Khi Ngài giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không, thành rồi hoại, rằng bao nhiêu khoái lạc vật chất dẫy đầy trước mắt chẳng qua là một bã hư vô, Ngài mới nhất định xuất gia, bỏ hẳn thế sự, để đi tìm đâu là sự thực, đâu là tịnh lạc. Năm ấy được hai mươi chin tuổi, Ngài từ bỏ cung điện nguy nga và cuộc đời cùng xa cực xí của một vị hoàng tử, không phải vì cảnh thắc mắc băn khoăn riêng cho thân Ngài, mà chính vì cảnh đau khổ trầm luân của kẻ khác. Lần từ biệt ra đi của Ngài không phải là một cơ hội trốn tránh sự đời, mà là một gương từ bỏ có một không hai trong lịch sử nhơn loại. Ngài từ bỏ cuộc đời sung sướng để quyết sống khổ hạnh, không phải vào lúc tuổi cao thân yếu, chán nản rồi xây lưng với thế sự, mà chính là lúc còn trong vòng niên thiếu thanh tươi. Ngài bước ra đi không phải vì cơ hàn thiếu thốn, mà chính với bao nhiêu điều phú quí vinh hoa bỏ lại sau lưng. 
 

Suốt sáu năm trời, Ngài hãm thân vào cuộc đời khổ hạnh, hi sinh, chịu đựng muôn ngàn gian khổ với một tấm lòng sắt đá, bền dẽo, tin tưởng, và luôn luôn xả thân để phụng sự. Đây là cuộc đời phấn đấu mà sức phàm khó lòng chịu nổi.

Rồi một hôm, tịnh tọa trên mớ cỏ khô dưới cội bồ đề, tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddhagaya), Ngài tự nguyện: “Dù rằng thịt ta phải đổ, xương phải tan, hơi phải mòn, máu phải cạn, ta quyết ngồi nơi này đến khi được hoàn toàn vô thượng đắc quả”.

Vào ngày rằm, tháng Vesak, Ngài đắc quả Chánh Đẳng, Chánh Giác. Quả này là kết tinh cuối cùng của một lòng tự tin, tự lực, tự giác, chớ không phải nhờ ở một quyền lực siêu nhiên nào giúp đỡ. Ngài đã diệt được bao điều chi phối của ngoại cảnh đối với thân tâm, để trở thành thanh tịnh chứng pháp, lãnh hội rõ ràng chơn tánh của mọi sự vật: Ngài đã là Toàn Giác, Ngài đã thành Phật. Lúc bấy giờ Ngài ba mươi lăm tuổi. Từ đây, người ta gọi Ngài là Đức Phật Cồ Đàm (Gotama), một vị Phật trong trường chi vô lượng Phật quá khứ, và vị lai.

sdcsdc

Như vậy thì lễ Vesak không những là kỷ niệm ngày giáng sinh mà cũng là ngày đắc đạo của Đức Phật.Khi đã được hoàn toàn sáng suốt và đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác rồi, Ngài gia tâm đi hoằng hóa pháp mầu để rọi sáng và dắt dẫn kẻ khác. Được hoàn toàn giải thoát, Ngài gia tâm giải thoát chúng sanh bằng một lối đường Trung Đạo. “Mở rộng cửa chơn lý cho những ai muốn tìm chơn lý; rót thẳng niềm tin tưởng vào tai những ai muốn tìm tin tưởng”, đó là câu bất hủ mà Ngài đã thốt ra lần đầu tiên, khi bắt đầu sứ mạng hoằng dương diệu pháp của Ngài. 

 

Một hôm, khi cảm thấy sức đã kiệt, ngày lâm chung sắp đến, Ngài gọi tất cả đệ tử về và nói:“Kiếp sống thật là ngắn ngủi; Thầy nay tuổi đã già. Thầy sắp xa lìa các con! Từ lâu, Thầy đã nương tựa nơi thầy. Các con hãy cố gắng chuyên cần tinh tấn, hãy kỹ càng thận trọng và luôn luôn giữ một lòng đạo đức cao cả. Với những tư tưởng trong sạch siêu mẫn các con hãy giữ gìn bản tâm cho chu đáo. Nhờ tôn chỉ và kỷ luật này, với một đời sống tích cực hoạt động đạo đức, các con sẽ được thoát khỏi vòng sanh tử, tử sanh, và chấm dứt được phiền não đau khổ. Vạn vật cấu tạo là nhứt đán, là vô thường. Các con hãy cố gắng lên!”

27ThichCa 010 psd

Năm ấy Đức Phật tám mươi tuổi thọ. Ngài trở về Kusinara, là một làng nhỏ bé xa xôi, nơi đây êm ái và an tịnh. Ngài tịch diệt, thân nằm giữa hai cội cây long thọ (Sala): hôm ấy đúng ngày rằm, vào tháng Vesak.Như thế, Vesak là ngày kỷ niệm gồm ba: Giáng sanh, Thành Đạo, và Tịch Diệt, của Đức Phật.Ngày nay Phật tử khắp hoàn cầu cử hành cuộc lễ gồm ba ấy với một niềm tin trong sạch và một đạo tâm chơn thành.H. G. Wells, một học giả người nước Anh có viết: “Đức Phật là một nhơn vật vô cùng giản dị, có tâm đạo nhiệt thành, tự lực một mình phấn đấu cho ánh sáng tươi đẹp, một con người sống, chớ không phải là một nhơn vật của thần thoại truyền kỳ. Bên sau cái bề ngoài hơi ly kỳ thần thoại mà người đời hay gán cho Ngài, tôi chỉ thấy rõ một con người như bao nhiêu vị giáo chủ khác, Ngài cũng truyền lại một tuyên ngôn, một hệ thống giáo lý rộng rãi khả dĩ thích hợp cho khắp loài người. Bao nhiêu ý niệm tân thời của ta ngày nay cũng đều hòa hợp được với giáo lý ấy.

 

Ngài dạy rằng tất cả cái bất hạnh và phiền não của ta là do lòng ích kỷ mà ra. Ngài đã nhất định không sống riêng cho Ngài mà phải sống cho kẻ khác. Từ đó Ngài sống một cuộc đời siêu nhơn, trên tất cả mọi người. Xuyên qua trăm ngàn ngôn ngữ khác nhau, Đức Phật đã dạy đức từ, bi, hỉ, xả, ngay năm trăm năm trước Chúa Giêsu giáng sanh. Đứng một phương diện mà nói, ta có thể cho rằng giữa ta là người Âu và những đòi hỏi nhu cầu tâm và trí của chúng ta, với Đức Phật, có nhiều chỗ gần nhau vậy. Đối với đời sống thực tại của ta cũng như đối với vấn đề trường tồn bất hoại của kiếp ta, Đức Phật đã tỏ ra sáng suốt hơn, và không phải lủng củng quây quần”.

nhung-nguoi-nu
 
Từ ngót hơn hai ngàn năm trăm năm về trước Đức Phật há chẳng nói: “Chớ nên làm ác, hãy làm lành, cố gắng lên, cố gắng làm cho tâm ngày càng trong sạch”. Đó là điều mà Đức Phật dạy chúng ta phải làm, chỉ có bấy nhiêu. Và chỉ nhờ có bấy nhiêu mà ta sẽ diệt được ba nạn to trong kiếp sống là: tham ái, sân hận, và si mê.Xưa kia Đức Phật từng truyền bá dạy bảo giáo lý của Ngài, không những cho hàng vương bá quyền quí, mà chí đến hàng đại chúng trong nhơn gian, cho đến kẻ lạc loài, cô độc. Ngài ban cho mỗi ai, dầu sang dầu hèn, những cơ hội và phương tiện thích hợp, và Ngài tích cực nâng cao hoàn cảnh của hạng người thấp thỏi hèn kém.
cong-duc-le-phat
Ngài hằng tuyên bố rằng cánh cửa đi vào chốn thành công và hạnh phúc đã mở rộng ra cho mọi người, bất phân nghèo giàu, sang hèn, cho người thành tâm hay kẻ tội lỗi. Phàm ai đã muốn đi vào chốn hoàn toàn và tận thiện, thì chỉ cần chịu khó đưa tay mở chốt cửa ấy mà thôi.Hơn nữa, không những Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhơn loại đã đề cao phẩm giá của hàng phụ nữ, chỉ rõ cái quan trọng của họ trong xã hội, mà Ngài lại cũng là người thứ nhất thiết lập những nữ tu viện cho phái nữ lưu, với một hệ thống và kỹ thuật đường hoàng. Vấn đề nam nữ không còn là một chướng ngại trong việc tu tâm dưỡng tánh, cũng như trong những công tác phục vụ xã hội.

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage