z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

ĐẦU NĂM MUA MUỐI CUỐI NĂM MUA VÔI

Thời xưa giao thông đi lại khó khăn, hàng hoá vận chuyển tốn công sức lắm, muối trở thành vật phẩm rất quan trọng và trân quý ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Muối làm ra ở vùng ven biển, vận chuyển đến miền khác trong đất liền tất là tốn công tốn của nhiều. Vậy nên, vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta sẽ mua muối để dành. Lâu dần, đó trở thành phong tục đón năm mới độc đáo của người Việt Nam. Mỗi hạt muối đều mang theo hy vọng của người ta về thân thể khỏe mạnh, gia đình mỹ mãn, vợ chồng thuận hòa. Gừng và muối còn là tượng trưng cho tình cảm vợ chồng nồng ấm, mặn mà. Vậy nên mới có câu ca dao:

Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.

Muối còn là thể hiện cho mối quan hệ chặt chẽ giữa người với người, dù là người thân, bạn bè, hàng xóm hay đối tác kinh doanh… Muối là tinh thể màu trắng, mà màu trắng lại tượng trưng cho sự sạch sẽ, thuần khiết, cũng đại biểu cho tình cảm tốt đẹp. Người ta thường rắc muối xung quanh đường đi và trước cửa nhà mình, hy vọng năm mới bình an, hòa hợp.

Ở Việt Nam, người ta thường mua muối vào sáng ngày mùng Một Tết. Trước đây, người bán hàng sẽ đong một bát muối đầy cho khách hàng, thay cho lời chúc năm mới viên mãn. Còn hiện tại, ở nhiều nơi, để thuận tiện hơn, người bán thường đong sẵn muối vào từng gói nhỏ trước khi bán cho khách. Khi mua bán, người mua cũng không trả giá mặc cả bởi họ tin rằng may mắn trong năm là… không thể giảm giá.

 

Cuối năm mua vôi

 

Thời xưa, trước khi người ta tìm ra xi-măng, vôi từng là một trong những vật liệu xây dựng quan trọng hàng đầu (1). Trước đây, người Việt Nam dùng tiền tiết kiệm trong năm để mua vôi, sửa chữa những bức tường bị nứt. Chuyện này ngụ ý là năm mới hoàn cảnh mới, sửa chữa những lỗi sai của năm cũ, để năm mới vẹn tròn hơn. Vôi cũng được dùng để quét phòng ốc với mục đích loại bỏ những điều không may mắn trong năm cũ, mở ra một khởi đầu mới. Vôi trong văn tự truyền thống là Thạch khôi (石灰), khôi (灰) này lại đồng âm với khôi (恢) trong khôi phục (恢復). Do đó, người ta tin rằng “vôi” cũng đồng nghĩa với việc khôi phục những điều tốt đẹp.

Nhưng tại sao người ta lại không mua vôi vào đầu năm, mà phải đợi đến tận cuối năm? Là bởi người xưa quan niệm vôi màu trắng biểu tượng cho sự bạc bẽo. Thế nên đầu năm không thể mua vôi, để tránh những rủi ro trong năm mới, tránh rạn nứt và đổ vỡ trong quan hệ tình cảm gia đình cũng như công việc. Thay vào đó, người ta sẽ mua vôi vào cuối năm, với ngụ ý là lấy những điều bạc bẽo mà tống khứ đi để đón chào một năm mới tràn đầy niềm vui, phúc lành.

“Cuối năm mua vôi”, ở một ý nghĩa khác, cũng chính là lời “nhắc khéo” của ông bà, cha mẹ với các cháu, các con: làm lụng phải tiết kiệm, cuối năm mua vôi sửa sang, xây nhà.

Người xưa tín Thần, coi trọng nghi lễ. Trong “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận, lễ là lộc, tức là lấy việc thờ Thần mà mang lại phúc lành. “Tiên học lễ, hậu học văn”, cổ nhân vẫn luôn cho rằng bài học đầu tiên chính là lễ nghi. Con người phải được giáo dục lễ nghĩa, biết cung kính khiêm nhường, ứng xử có văn hóa, thì mới trở thành người có giáo dưỡng.

Vào cuối thời Xuân Thu, lễ băng nhạc hoại, xã hội đại loạn rối ren, Khổng Tử đã cấp thiết kêu gọi: “Không hợp với lễ thì không nhìn, không hợp với lễ thì không nghe, không hợp với lễ thì không nói, không hợp với lễ thì không làm” (Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động). Lễ nghi trong văn hóa truyền thống góp phần níu giữ đạo đức, giúp người ta trở thành người thiện lương, không vì chạy theo ham muốn cá nhân mà làm việc trái với đạo đức. Một khi đã là người thiện lương, có lễ giáo thì phúc lành sẽ tới. “Kinh Dịch” có câu: “Nhà tích thiện ắt có dư phúc lành, nhà tích bất thiện ắt có thừa tai ương”.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc, trong đó lễ nghi lại là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Dân tộc Việt đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng những truyền thống lễ nghi từ xa xưa, ở đâu đó vẫn đang âm thầm lưu truyền từ đời này sang đời khác, bảo ban con người tôn kính Thần linh, ước thúc đạo đức của chính mình. Chỉ có giữ vững được lễ nghi, người ta mới có thể trở thành một người thiện lương, có lễ giáo và đạo đức cao thượng vậy.

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage