z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

GIẤY VÀ NGHỀ IN PHÁT MINH ?

1.Giấy và nghề in được phát minh như thế nào? Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đẩu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thôsơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách... để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy Sài hẩu”. Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dẩn dẩn thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó, vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá. Tổ tiên ta đã tích cực tìm cách, mày mò sáng tạo, cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá -nghề in đã được phát minh. Khởi nguồn của nghề in, trước hết phải nói đến là các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá.

 

Chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc. Theo “Sử Ký”, sau khi Tẩn Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, Hoàng đế đã sai khắc “Ngũ kinh” của đạo Nho vào bia đá, để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp “vỗ” vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đẩu tiên trên thế giới. Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng, gọi là “phong nê” (phủ bùn). Từ sự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi đem in. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào năm Hàm Thông thứ 9 đời nhà Đường, tức năm 868.

 

Phát minh in bằng bản khắc đã đưa nghề in tiến bộ thêm một bước lớn, nhưng việc in một cuốn sách vẫn mất quá nhiều thời gian, và cẩn phải cải tiến. Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đẩu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đẩy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó đã được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, bằng chì. Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phẩn đẩy mạnh sự phát triển văn hoá trên toàn thế giới. Ngày nay, nghề in càng hoàn thiện cùng với trình độ khoa học hiện đại.

 

2.Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào? Năm 213 trước Công nguyên, Tẩn Thuỷ Hoàng ban yếu trong cung điện của thành Hàm Dương cho các quận thẩn. Sau ba tuẩn rượu, viên quan phó xạ Chu Thanh Thẩn đứng dậy nói lên lời chúc rượu, ca ngợi Tẩn Thuỷ Hoàng đã đem các nước chư hẩu vốn dĩ tách rời nhau chuyển thành các quận huyện, làm cho thiên hạ thái bình, công lao ấy của Tẩn Thuỷ Hoàng thật là bất hủ. Nhưng học sỹ Thuẩn Vu Việt đứng dậy công kích chế độ quận huyện. Hơn nữa ông ta còn yêu cẩu dựa vào thể chế của đời xưa cắt đất phong hẩu cho các đệ tử. Lúc bấy giờ thừa tướng Lý Tư đứng lên bác bỏ các luận điểm của Thuẩn Vu Việt, rồi lại mượn vấn đề này để nói rộng ra rằng những kẻ đọc sách chỉ quen luận bàn Thi Thư, dùng những chuyện đời xưa để bài bác công việc ngày nay, gây mê cảm, làm hỗn loạn lòng người, vì thế nhất định phải đem họ ra mà trừng trị thật nghiêm mới được.

 

Tẩn Thuỷ Hoàng nghe nói như thế, đã xuất phát từ nhu cẩu phải tăng cường chuyên chế, thống trị và đàn áp tư tưởng, tiếp thu kiến nghị của thừa tướng Lý Tư, ra lệnh đốt hết các sách sử không thuộc về nước Tẩn cùng tất cả các sách Thi Thư đang tàng trữ trong dân gian, kể cả các trước tác của Bách Gia Chư Tử. Hoàng đế lại quyết định từ nay về sau, hễ kẻ nào còn dám bàn luận về Thi Thư thì sẽ bị chặt đẩu, kẻ nào dùng các chuyện cổ xưa để bài bác việc đời nay thì sẽ bị chém cả nhà. Vì thế cho nên vô số các điển tích văn hoá đã bị đốt ra thành tro. Sau khi đốt sách đến năm thứ hai, các nho sinh càng thêm bất mãn. Ở sau lưng hoàng đế, họ mắng chửi Tẩn Thuỷ Hoàng là tham nắm quyền thế, tàn bạo thành tính.

 

Sau khi nhận được những tin cáo giác mật, Tẩn Thuỷ Hoàng lập tức phái người đi điều tra, bắt giữ các nho sinh trong thành Hàm Dương để thẩm vấn. Vì các nho sinh này tố cáo lẫn nhau, cho nên Tẩn Thuỷ Hoàng lên cơn thịnh nộ, đã đem tất cả 460 nhà nho có liên can đến vụ này chôn sống hết. Đó tức là sự kiện “Phân thư thanh nho” (đốt sách và chôn nhà nho) đã được ghi trong lịch sử. Việc Tẩn Thuỷ Hoàng đốt sách và chôn nhà nho đã kìmhãm các tư tưởng chống đối, nhưng đồng thời việc này cũng đã huỷ diệt nền văn hoá lịch sử. Về sau, tuy rằng hoàng đế này có được nghe những lời ca tụng, nhưng trong mỗi lời ca ngợi đều có hàm ý báo trước sự diệt vong cuối cùng

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage