1.An Dương Vương được cho là khai sinh ra nghệ thuật chiến tranh du kích. Trên chiến trường, Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ có tiến, không lùi.Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán An Dương Vương (?- 208 TCN/179 TCN), người Việt đã đánh bại đội quân xâm lược nhà Tần - một trong những triều đại phong kiến mạnh của lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định An Dương Vương chính là vị vua đã khai sinh ra nghệ thuật chiến tranh du kích ở nước ta.
3.Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Phùng Hưng (?-791) ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu, nay là Sơn Tây, Hà Nội. Ông vốn con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Khoảng năm 766, Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Đường. Dưới sự chỉ huy của Phùng Hưng, nghĩa quân đã đánh bại kẻ thù xâm lược phương Bắc, khiến viên đô hộ phủ Cao Chính Bình sợ quá phát bệnh mà chết.
4.Ngô Quyền (897-944) cũng là người làng Đường Lâm. Ông có tài cầm quân, được chủ tướng Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái. Sau khi Dương Đình Nghệ qua đời, Ngô Quyền tiếp tục sự nghiệp của bố vợ. Ông đánh bại Kiều Công Tiễn và tiêu diệt 200.000 quân Nam Hán xâm lược do hoàng tử Lưu Hoằng Tháo chỉ huy. Theo sử sách, chỉ bằng một trận Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã khiến vua Nam Hán khiếp vía, bỏ mộng xâm chiếm nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là mốc son chói lọi trong sử Việt, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm.
5.Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh : Sau khi Ngô Quyền qua đời, đất nước lại vào thời kỳ loạn lạc, các sứ quân thi nhau chiếm cứ. Tình trạng nội chiến liên miên chỉ kết thúc khi Vạn thắng vương Đinh Bộ Lĩnh (924-979) xuất hiện. Sau khi Đinh Tiên Hoàng đánh bại 12 sứ quân, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối.