z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

9 CÂU NÓI CHẤN ĐỘNG LỊCH SỬ

 1.Triệu Thị Trinh ( Bà Triệu )

  ba-trieu-trieu-thi-trinh

 

Bà Triệu hay Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Ẩu đều là những tên gọi chỉ vị nữ anh hùng của dân tộc ta đầu thế kỷ III. Năm 248, Bà Triệu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận, thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo sử sách, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì phải lui về xã Bồ Điền và cùng đường tự tử. Khi ấy, Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Cũng giống Trưng Trắc và Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh quyết không để bị khuất phục.

“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta".Câu nói bất hủ của người con gái anh hùng của dân tộc Việt đã tỏ chí khí mà ngàn sau dân Việt mãi còn kính phục.

 

2. Trần Bình Trọng

tranbinhtrong

Trần Bình Trọng (1259-1295) vốn là họ Lê, dòng dõi Lê Đại Hành. Tổ phụ Làm quan cho nhà Trần, có nhiều công trạng, nên được mang họ vua.  Năm 1285, quân Nguyên Mông sang xâm chiếm Đại Việt, ông được giao coi giữ thiên trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Khi giặc đánh xuống, vì lực lượng yếu, Trần Bình Trọng bị bắt, Lý Hằng sai giải lại cho Thoát Hoan. Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì là sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng, liền tiếp đãi rất tử tế, mời ăn uống hẳn hoi. Nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói.Sau Hoan lại hỏi: "Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?". Bình Trọng trả lời: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi".Thoát Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng, nhưng vì có ý mến phục, cũng không nỡ giết, cho giải theo quân. Được mấy hôm, lại sợ Bình Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Trần Bình Trọng bấy giờ mới 26 tuổi.

3. Hồ Nguyên Trừng

Tướng-quân-Hồ-Nguyên-Trừng-và-cuộc-tử-chiến-thành-Đa-Bang

Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là con trai cả của Hồ Quý Ly, anh của Hồ Hán Thương. Ông là một tướng tài có công trình quân sự lỗi lạc và là người phát minh Thần cơ hỏa sang, một loại súng trường nhưng không được phổ biến. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và sáng lập triều Hồ, Hồ Nguyên Trừng giữ chức Tả tướng quốc thời nhà Hồ.Trong cuộc kháng chiến chống nhà Minh xâm lược, Hồ Nguyên Trừng đã nhiều lần thân chinh đi đánh giặc. Năm 1405, trước sức mạnh vũ bão của quân địch, Hồ Quý Ly cho họp quần thần để bàn kế chống giặc. Khi được hỏi, Hồ Nguyên Trừng đã nói:“Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.Câu nói đó phản ánh nguyên nhân cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của cha con Hồ Quý Ly thất bại chính là không tập hợp được sức mạnh của nhân dân.

4. Vua Duy Tân

 

aa

Vua Duy Tân (1900-1945) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi chỉ mới 7 tuổi trong hoàn cảnh rối ren của lịch sử triều Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược.Vào mùa hè, Vua Duy Tân thường ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp ở Quảng Bình. Một hôm nhà vua từ bãi tắm lên, hai tay dính đầy cát, viên thị vệ bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa rửa tay vừa hỏi đùa:

- Tay bẩn thì lấy nước mà rửa, còn “nước” bẩn lấy gì mà rửa?

Viên thị vệ lúng túng chưa biết trả lời sao thì Vua hỏi tiếp

- Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch?

Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói:

-  Nước bẩn thì lấy máu mà rửa ! Viên thị vệ đâu có ngờ nhà vua chơi chữ, chuyển từ nước rửa tay sang một thứ nước khác ngàn lần đáng quý trọng là đất nước, là quê hương. Khi đất nước bị dơ bẩn bởi sự chà đạp của ngoại bang thì không thể rửa sạch bằng nước mà phải rửa bằng máu. Về sau, vua Duy Tân đã đứng lên hô hào toàn dân khởi nghĩa, lấy máu đào rửa cho sạch cái nhục vong quốc.

5. Nguyễn Trung Trực

 xx

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm 1861, phối hợp với Trương Định, ông đã chỉ huy đánh thắng một trận rất lớn trên sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Étpêrăng (Hy Vọng) của giặc Pháp, giết chết nhiều địch và làm chết đuối nhiều tên khác, khiến Bôna vô cùng hoảng sợ.Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10/1868. Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.

6.Thái sư Trần Thủ Độ

bai-van-phan-tich-tac-pham-thai-su-tran-thu-do-so-3-399505

Tháng 1 năm 1258, quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn) tuy đã chết nhưng quân Mông vẫn là một đội quân hùng mạnh, bách chiến bách thắng. Vó ngựa quân Mông tung hoành khắp vùng sa mạc và rong ruổi mãi đến tận châu Âu với những chiến thắng vẻ vang.Vì thế quân Đại Việt ban đầu bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua muốn nhờ Tống giúp chận đứng quân Mông nên hỏi Thái sư Trần Thủ Độ.

Ông trả lời một câu bất hủ, “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”Vào lúc thế giặc mạnh như nước lũ, câu trả lời vững chải đầy tự tin của ông đã giữ vững được tinh thần quyết thắng của quân dân Đại Việt. Không đầy một tháng sau, quân ta phản công và đẩy lui được đại binh Mông cổ buộc chúng phải rút chạy về nước. 

7.Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

1

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng là một vị tướng tài dưới triều vua Trần Thánh Tông. Ông ba lần (1258, 1285, và 1287) đánh tan quân Nguyên Mông từ phương bắc lăm le muốn thôn tính nước Nam. Hốt tất Liệt lúc bấy giờ không những là chúa tể trên cánh đồng cỏ mà còn là một hung thần đối với các nước Hồi giáo ở Trung Á, nước Nga và các nước lân cận.Lãnh thổ của quân Nguyên trải dài từ vùng Viễn Đông, kể cả Triều Tiên (Đại hàn bây giờ) đến tận Mac-tư-khoa, Muhi (Hungary), Tehran (Iran), Damascus (Syrie); từ Bắc Á xuống sâu đến biên giới Ấn độ và Miến điện. Hốt tất Liệt đánh bại dễ dàng nhà Nam Tống và Bắc Tống chiếm trọn nước Tàu. Thế mà khi tràn quân xuống phía Nam, đạo quân Mông bách chiến bách thắng lại chuốc lấy thảm bại.Với khí thế của quân Mông, vua Thánh Tông có ý định hàng giặc và Trần Hưng Đạo dõng dạc tuyên bố, “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã!”Chờ cho địch cạn lương, mỏi mệt, và hàng ngũ rối loạn, Hưng Đạo Vương mới cho quân phản công bằng mưu kế lợi dụng thủy triều cắm cọc nhọn trên sông Bạch đằng đâm thủng thuyền bè quân địch và đại thắng. Nhờ câu nói bất hủ đầy bất khuất của Trần Hưng Đạo, từ vua đến tôi đều quyết chí một lòng và đó là lý do quân Đại Việt thắng trận vẻ vang.

8. Nguyễn Viết Xuân

  thumb

Câu chuyện về anh,về biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã diễn ra trong trận đánh địch ngày 18/11/1964. Trong trận chiến đấu này, Mĩ huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng Chalo thuộc miền Tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân.Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào khẩu đội 3, cả trận địa nổ súng giòn giã. Một chiếc máy bay trong tốp đã bốc cháy giữ dội, nhưng chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm Nguyễn Viết Xuân đã lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn”.

9. Hồ Chí Minh

ho-chi-minh-2

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy “Độc lập”Đầu tháng ba năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Từ Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sang Vân Nam; ngày 29-3-1945, Người gặp tướng Mỹ Xê Nôn, tư lệnh sư đoàn không quân số 14 ở Hoa Nam để bàn việc phối hợp với phe Đồng Minh chống phát xít Nhật.Khoảng 10 phút sau, thấy Bác trở mình, tay đập nhẹ xuồng sàn lán; Bác nói một câu tiếng Anh, hai mắt chớp chớp tỉnh và nói với đồng chí Văn:“Ngày mai, họ (Mỹ) hẹn thả dù xuống 2 tấn hàng và người, phải huy động nhân dân đón, để họ nhận thấy lực lượng quần chúng của ta”. Rồi Bác nói tiếp:Dù phải đốt cháy cả dẫy Trường Sơn cũng phải lấy lại quyền độc lập cho dân tộc”.Đúng như lời Bác dặn, ngày 16-7-1945, tóan tình báo của OSS Mỹ xuất phát từ Trung Quốc đã nhảy dù xuống Kim Lung, cách Tân Trào 20km. Toán “Con mật danh của toán tình báo Mỹ vừa tiếp đất đã được Việt Minh đón tiếp trọng thể.

READ MORE

 

 

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage