Người ta thường quan niệm thái giám là những người “yếu đuối”. Nhưng một số thái giám trong cung đình Việt xưa là những nhân tài kiệt xuất, lập nhiều công trạng to lớn cho giang sơn xã tắc.
Lý Thường Kiệt : Vị anh hùng dân tộc – nhà quân sự – chính trị – ngoại giao (1019-1105)
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Ông được lịch sử ghi nhận là một nhà quân sự – chính trị – ngoại giao lỗi lạc.
Hoàng Ngũ Phúc – văn võ song toàn, lập nhiều chiến công hiển hách
Là một trong những thân tín của Chúa Trịnh Doanh, Hoàng Ngũ Phúc được thăng quan tiến chức rất nhanh.
Phần mộ : Tại Nghĩa Dũng , Bắc Giang
Tuy có uy thế lớn trong triều, quận Việp Hoàng Ngũ Phúc lại bị quần thần dị nghị rằng, một ngày nào đó ông sẽ tiếm quyền Chúa Trịnh. Bấy giờ lan truyền lời sấm: Thảo nhất điền bát, nghĩa là bốn chữ đó ghép lại thành chữ Hoàng.Lại có câu sấm khác: Thổ sất vân gian nguyệt, Hoàng hoa ánh nhật hương, trong đó chữ nhật và chữ hoa thành chữ Việp, Hoàng là họ Hoàng. Thêm nữa cháu nuôi của Hoàng Ngũ Phúc là Hoàng Đình Bảo, vốn tên là Đăng Bảo – có nghĩa là lên ngôi báu, nên nhiều lời đồn thổi lan truyền sau này chú cháu quận Việp sẽ cướp ngôi chúa.Để tránh hậu họa, Hoàng Ngũ Phúc đã đổi tên cho Đăng Bảo thành Hoáng Tố Lý để an lòng Chúa Trịnh và sau ông xin từ chức về hưu, được phong làm Quốc lão.
Lê Văn Duyệt – “Cọp gầm Đồng Nai” – một tài năng lớn về chính trị, kinh tế, quân sự.
“Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một tài năng lớn về chính trị, kinh tế, quân sự và trong các tư duy chiến lược của ông có sự kế thừa từ các anh hùng dân tộc trước đó” – Đây là nhận định chung của các nhà sử học, các giáo sư chuyên ngành và các học giả có tên tuổi trong nước tại các hội thảo của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội đồng khoa học TP HCM, Tạp chí Xưa và Nay.
Cuộc đời của Lê Văn Duyệt gắn bó chặt chẽ với Nguyễn Ánh – Gia Long. Ông cũng chính là một trong những công thần số một đã có công theo phò Vua khởi nghiệp triều Nguyễn từ những ngày còn lánh nạn Tây Sơn đến khi thống nhất và điều hành giang sơn. Năm 1802, ông chỉ đạo cả Nguyễn Văn Thành, Lê Chất đem quân đi bình định miền Bắc, được lãnh chức Kinh lược xứ Thanh Hoá và Nghệ An. Năm 1812, ông được phong làm Tổng trấn Gia Định, bảo hộ nước Chân Lạp (Campuchia) và được trao cho “Thượng phương kiếm” – kiếm của vua dùng và được quyền “tiền trảm hậu tấu” uy quyền như một vị phó vương (người Pháp thường gọi ông là Vice-Roi).Lần thứ hai, vào năm 1820, dưới thời Vua Minh Mạng, ông lại được cử làm Tổng trấn Gia Định. Ông cai quản thành Gia Định và cả miền Nam đến khi mất (1832).Lê Văn Duyệt là người cương trực và trung thành, nhiều lần đã can ngăn vua, làm trái ý vua… Ông đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phương
Năm 1822, Crawfurd – người cầm đầu Phái bộ ngoại giao của toàn quyền Ấn Độ – ghé vào Bến Nghé và Gia Định, được yết kiến Lê Văn Duyệt và đã viết về ông: “Con người này ít học, nhưng lạ lùng thay lại có cái nhìn cởi mở hơn nhiều đại thần và cả nhà vua học rộng làu làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, mong muốn mở mang đất Gia Định trù phú hơn mọi quốc gia khác trong vùng biển Đông”.Trong cuộc đời làm quan, dù quyền hành lớn, Lê Văn Duyệt không hề hiếp đáp kẻ dưới hoặc tìm mọi cách tư túi riêng. Thậm chí, có tư liệu viết, ông còn bỏ tiền cá nhân để làm việc công. Quân lính của ông rất có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bóc… Khi được triều đình cử đi dẹp loạn, ông bao giờ cũng điều tra kỹ nguyên nhân, nếu biết đám quan lại hà hiếp dân, ông thẳng tay trừng trị… Vì thế, đương thời oai phong của Lê Văn Duyệt luôn khiến các nước lân cận nể sợ, gọi ông là “Cọp gầm Đồng Nai”, một trong “ngũ hổ tướng” ở Gia Định.
Lăng của ông ( Bình Thạnh – tp : HCM )
Thế nhưng tiếc rằng, sau khi ông mất, nhân vụ người con nuôi là Lê Văn Khôi khởi binh chống nhà Nguyễn, ông bị truy tội, mãi đến đời Tự Đức mới được phục hồi danh dự.