z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

VUA LÊ LONG ĐĨNH

Từ trước đến nay trong danh sách những bạo chúa Việt Nam cái tên Lê Long Đĩnh được xướng lên đầu tiên, nhiều bộ sử chính thống Việt Nam dành cho ông những nhận xét không mấy thiện cảm. Theo Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim: “Lê Long Đĩnh là người bạo ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi”. Còn Theo Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên, ông là người “làm việc gàn dở, thích dâm đãng tàn bạo, không muốn mất nước sao được”.

 lelongdinh-1465196755 1200x0 

Nói đến ĐVKSTT là bộ quốc sử lớn, được viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương đến đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Hiện tại đây bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn. ĐVSKTT là bộ sử đóng vai trò quan trọng trong việc tra cứu thông tin đối với các nhà nghiên cứu.Nói về nhân vật lịch sử vua Lê Long Đĩnh, ngày nay có nhiều nhận định, nhiều quan điểm khác nhau đánh giá về ông. Vậy chúng ta cùng nhìn lại những ghi chép về vua Lê Long Đĩnh trong cuốn ĐVSKTT, từ đó mỗi cá nhân sẽ tự rút ra cho mình những quan điểm khác nhau về vị vua “bạo chúa” này.

Đầu tiên ĐVSKTT viết: “Vua tính thích giết người, phàm người bị hành hình, sai người lấy cỏ tranh quấn vào người mà đốt để cho lửa cháy gần chết…Từng đi đến sông Ninh, sông đấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạn thuyền, đi lại giữa dòng muốn cho rắn cắn chết”(1). Cũng theo tác phẩm này lại có đoạn chép, “Bọn Ngô đô đốc Kiển Hành Hiến dâng biểu xin đào kênh đắp đường và lập ụ bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy để đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đính Sơn đến sông Vũ Lung… Vua đi Ái Châu đến sông Vũ Lung. Tục truyền rằng lội qua sông này nhiều người bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội đi về đến ba vòng mà không bị hại, đóng thuyền đặt đò ở Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại”(2). Như vậy nói vua Lê Long Đĩnh tàn ác đi đến sông Ninh thấy có nhiều rắn liền sai trói người vào mạn thuyền để cho rắn cắn chết, nhưng lại sai người đóng thuyền, đặt đò để chở người qua lại thì Lê Long Đĩnh quả là một ông vua kỳ lạ?

  le uy muc fcsp

  Thứ hai: Sai người đi lấy kinh Đại tạng.

ĐVSKTT viết “Từng róc mía trên đầu nhà sư Quách Ngang, giả lỡ tay lưỡi dao trượt xuống đầu nhà sư cho chảy máu, rồi cả cười”. Như chúng ta đã biết dưới thời Tiền Lê Phật giáo rất phát triển, có một chỗ đứng vũng chắc trong đời sống chính trị thời bấy giờ. Những nhà sư tên tuổi như Khuông Việt đại sư, Thiền sư Vạn Hạnh… đã có những đóng góp không nhỏ vào sự thịnh trị của đất nước. Lê Long Đĩnh sau khi lên ngôi dường như cũng đi theo tư tưởng của các bậc tiền nhân nên cũng rất coi trọng phát triển Phật giáo, mà minh chứng cụ thể nhất cho điều đó là: “Năm Đinh Mùi (1007) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng con tê ngưu trắng cho nhà Tống và xin kinh Đại Tạng”, “Năm Kỷ Dậu (1009), mùa xuân, Minh Xưởng ở Tống về xin được kinh Đại Tạng và dụ được người con gái nước Tống là Tiêu thị đem dâng. Vua cho làm cung nhân”.

  le-long-dinh

Thứ 3: 6 Lần thân chinh cầm quân đi đánh giặc.

Năm 1005 (3 lần) “Ngự Bắc Vương cùng với Trung Quốc Vương làm phản chiếm giữ trại Phù Lan. Vua thân chinh đi đánh. Đến Châu Đằng, quản giáp là Đỗ Thị đem việc của người anh họ ngoại là Lê Hấp Ni làm phản tâu lên vua biết, vua sai bắt tra hỏi. Hấp Ni và những kẻ dự mưu 12 người đều bị giết. Đến trại Phù Lan, người trại đóng cửa trại cố giữ, không đánh lấy được, bèn vây chặt vài tháng, người trong trại hết lương Ngự bắc Vương tự biết kế cùng thế khuất, mới bắt Trung Quốc Vương đem nộp. Vua chém Trung Quốc Vương, tha tội cho Ngự Bắc Vương; rồi đem quân đi đánh Ngự Man Vương ở Châu Phong, bắt phải hàng. Quân về đến Châu Đằng đổi tên châu ấy là phủ Thái Bình, từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả. Chuyến đi này khi quan quân đương đánh nhau với người trại Phù Lan, chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đến của biển Thần đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham, đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long.Năm 1008 (2 lần) thân chinh đi đánh hai châu Đô Lương và Vị Long, bắt được người Man và vài trăm con ngựa. Đi đánh Án Động, lại tự làm tướng Hoan Châu và châu Thiên Liễu.Tháng 7/1009 trước khi mất 2 tháng (tháng 10/1009), vua thân chinh đi đánh các châu Hoàn Đường, Thạch Hà. Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thù Ích đem 5000 quân của châu Hoàng Đường sửa chữa từ châu giáp sông đến cửa biển Nam Giới, để quân đi cho tiện.

Thứ 4: Thái độ nhã nhặn của nước Tống

Mùa hạ, tháng 6 tri Quảng Châu nước Tống là Lăng Sách dâng thư nói: Nay vì Giao Chỉ có loạn, sai thần và Duyên biên an phủ sứ Thiệu Việc cùng nhau bàn tính công việc tâu lên. Bọn thần cứ như lời của bọn Hoàng Khánh Tập hơn nghìn người ở Giao Chỉ do Liêm Châu đưa đến đều nói là các con của Nam Bình Vương đều chiếm đặt trại sách linh tinh, quan thuộc lìa tan, nhân dân lo sợ. Xin đem quân sang đánh dẹp”. Vua Tống đã từ chối và nói “Họ Lê thường vẫn sai con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng đã vội đưa quân sang đánh trong lúc có tang, có phải là việc làm của bậc vương giả đâu”. Ít lâu sau, an phủ sứ Thiệu Việc lại xin vua Tống đánh chiếm nước ta một lần nữa nhưng vua Tống vẫn bảo: “Giao Châu độc địa, nếu đem quân sang đánh, chết hại rất nhiều, nên giữ cẩn thận cõi đất của tổ tông mà thôi”.

Thứ 5: Chú trọng phát triển thương mại

  tải xuống 1

Hàng năm vua Lê vẫn về địa phương làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất. Bên cạnh đó ông cũng luôn chú ý đến việc đào vét hệ thống kênh vừa phục vụ việc lưu thông vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 1009 Lê Long Đĩnh cho phép quân dân Ái Châu (Thanh Hóa) đắp đường, đào kênh ở vùng mình. Cũng trong năm 1009 Lê Long Đĩnh lại sai phòng át sứ Hồ Thù Ích đem 5000 quân vào sửa đắp lại con đường từ của Nam Giới (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đến châu Địa Lý (bắc Quảng Bình).Ngoài ra ông còn chú ý đến giao thương của nước ta với nước ngoài. Năm 1007 vua Tống phong Lê Long Đĩnh là Giao Chỉ quận vương và đúc ban ấn cho, nhân cơ hội đó ông đã xin thông thương với vùng Hoa Nam. Tiếp đó năm 1009 Lê Long Đĩnh xin đặt quan hệ buôn bán với nhà Tống, được nhà Tống cho thông thương với châu Liêm và trấn Như Hồng (thuộc nam Quảng Tây, Quảng Đông).Qua 5 vấn đề được nêu ra, mỗi chúng ta đều có thể có những đánh giá cho riêng mình về nhân vật lịch sử này. Một cái nhìn mới, một chân dung mới cho vua Lê Long Đĩnh: đó là một vị vua cũng biết yêu thương dân, một vị vua dũng mãnh khi liên tục cầm quân đi đánh giặc, một vị vua có ý thức về mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo ở Đại Việt, một vị vua luôn quan tâm đến việc tu sủa đê điều, một vị vua đi đầu trong việc mở rộng phạm vi giao thương của Đại Việt đối với bên ngoài, một vị vua như vậy sao lại có thể “làm việc gàn dở” đến nỗi mất cả cơ đồ?.

 READ MORE

 

 

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage