ĐỀN NGỌC SƠN
Thời Lý : Đã từng tồn tại 1 ngôi chùa tại đây sau thì không biết lý do gì bị phá hủy.
Thời Lê : Xây dựng lại chùa và phối thờ cùng Quan Vân Trường. Thi thoảng Vua ra đây câu cá.
Thế kỷ XIX : Hội hướng thiện cho thờ cùng tượng Văn Xương sau thêm Lã Động Tiên và Trần Hưng Đạo.
Năm1865 : Tổng thể cấu trúc công trình quanh đền Ngọc Sơn được thiết kế như ngày nay
- Cổng : Có hai chữ Phúc Lộc hai bên.
- Tháp Bút : xây dựng trên núi Độc Tôn 9 m ( núi: là biểu tượng của chiến thắng, bút là thể hiện Văn vật trí thức Bắc Hà, nước Hồ Gươm làm mực và bầu trời xanh là giấy ) . Với tinh thần chấn hưng văn hóa, Nguyễn Văn Siêu hiệu là Phương Đình, từng qua các chức: viên ngoại lang Bộ Lễ (hàm ngũ phẩm), nội các Thừa chỉ, Thị giảng học sĩ (hàm tứ phẩm), án sát Hà Tĩnh, án sát Hưng Yên.Cùng các chí sĩ đất Thăng Long khởi xướng công cuộc khôi phục diện mạo cố đô. Cụm di tích đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, đình Trấn Ba… là những minh chứng về trí tuệ và tâm huyết của một trong những nhà văn hóa lớn đã lưu danh trong dân tộc. Dưới chân núi là miếu Sơn thần dựng bia trấn yểm.
- Đài Nghiên : Đài Nghiên là một nghiên mực bằng đá khổng lồ cao 0,3m, dài 0,97m, được đặt trên ba con cóc đá trên nóc cổng vào thứ 2. Đến nay, trải qua hơn trăm năm, tháp Bút, đài Nghiên đã trở thành một hình ảnh rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam
- Cổng ( Cá hóa rồng ) Long , Hổ : hữu Thanh Long tả Bạch hổ ý nói khát khao sự thành đạt công danh cho sĩ tử Bắc Hà sau này đỗ đạt Tiến sĩ như bảng Long bảng Hổ.Trên nóc là bầy 5 con Dơi phiên âm tiêng Hán giống chữ Phúc ( Ngũ Phúc )
-Tượng Văn Xương : Sao chủ về Văn học trong Cung Văn xương biểu tượng cho công danh sự nghiệp.Tượng xin từ đền Quán Thánh mang về ( xưa là mang bên Trung quốc về )
-Tượng Chu Thần : ông lão râu dài tóc bạc , khuyên căn con người nên tạo phúc làm nhiều việc tốt sau này tích đức sẽ sống trường thọ.
- Tượng Khuê Tinh : Là thần của Đạo giáo tay cầm bút sổ tính toán việc gian ác trừ tuổi thọ . Nhưng cũng có ý kiến cho rằng ông là vị thần đối trọng với Văn Xương cũng là chủ về Văn học ông chấm tên ai thì người đó sẽ đỗ đạt thi cử.
- Cầu Thê Húc : Nghĩa là nơi đón anh nắng ban mai, màu đỏ tạo sinh khí đất trời , nó cong cong như con Tôm , hay lại giống chư chiếc Lược chải mái tóc xanh mướt của mặt hồ, có người suy tư mơ mộng như Dế Mèn thì trộm nghĩ nó như dài lụa Đào mềm mại khẽ bay trên mặt nước.
- Cụ Rùa : Có 2 cụ , một cụ mất năm 1968 nằm ô kính bên trong do đợt lũ to nên cụ mắc kẹt trên bờ người ta bắt được. Sở Du lịch khi đó muốn giữ nghiên cứu, Sở tài nguyên muốn bán đấu giá , sự việc tranh cãi nên cụ chưa biết số phận mình sẽ dạt trôi về đâu cuối cùng cụ không chờ được nên đành “ Đi về nơi xa “. Cụ 2 mới bắt 2018 cụ do tuổi cao sức yếu dù được nhiều giáo sư bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng cũng không vượt qua được “ Số mệnh “ nên cũng phải hát bài hát “ Người ra đi “ . Các bạn sẽ tò mò xem trong ô kính còn hai cái gì nhìn như hình mũi tên : Đó chính là 2 cơ quan sinh sản của rùa để phân biệt ai là Trai quân tử , ai là Gái thuyền quyên.
- Đình Trấn Ba : Ngôi đình mà cạnh mặt hồ ,ý nghĩa trấn hưng văn hóa , nơi đây là nơi hóng mát trưa hè oi bức ,chiều chiều lại có các cụ ra đây chơi cờ tướng đập quân chan chát làm khách du lịch tò mò. Chơi cờ thật thú vị họ say sưa bàn mưu tính kế, trên bàn cờ sẽ không còn tình cảm bạn bè nữa mà thay vào đó là khát khao chiến thắng và trí của của người chơi…Thật yêu Hồ Gươm biết bao, ngồi trên ghế đá nhìn mặt hồ mà thấy yêu Hà nội hơn, lịch sử thật dài và nhiều biến động, nào là xa xưa là nhánh sông Hồng nơi um tùm chiều chiều những đàn sếu bay về trú ngụ, nào là nơi câu cá của Vua, nơi tập Thủy quân đời Trần , nơi binh lính Pháp mở tiệc party by night , nơi là điểm hẹn thời chiến …Còn giờ đây nó yên ả, là nơi Tình yêu bắt đầu của nhưng đôi trai gái hẹn hò, nơi chụp ảnh của chị em trong tà áo dài thướt tha, nơi học tiếng anh với các bạn nhỏ với những vị khách du lịch, và cũng là nơi nghỉ ngơi của các mẹ các chị bán hàng rong… khung cảnh thật an bình.Dế mèn mơ màng về Hà nội xưa và nay thế mới hiểu được cảm giác lang thang hoài trên phố , bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường là có thật..
Hà nội ngày 9/9/2020 ( 8 h 39 )
Tác giả : Ngô Đức Hòa