z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

NGÀY XUÂN NHỚ CHUYỆN BÓI KIỀU

Năm nào cũng vậy, vào những ngày đầu của năm mới, thường trong khoảng từ Mồng 2 đến Mồng 6 Tết, người ta chọn ngày tốt để khai bút và đây cũng là ngày họ sẽ mở cuốn Kiều bằng chữ Nôm để bói cho mọi người trong gia đình xem vận hạn cả năm thế nào.

TRUYEN-KIEU

Thời điểm bói thường vào buổi tối, khi các thành viên trong nhà đã quây quần đầy đủ quanh bộ tràng kỉ, người ta mới từ từ đứng lên đi về phía chiếc tủ gỗ sơn đen bóng và lấy ra một cuốn sách chỉ nhỉnh hơn bàn tay một chút. Đó là một cuốn sách bìa đen bằng giấy bản phất cậy hai mép đã sờn rách. 

Có lẽ đây là cuốn truyện Kiều được in để dành cho việc bói nên có một thiết kế khác với các cuốn sách thông thường. Ở trang phải và trang trái liền nhau đều có cùng một nội dung. Mỗi trang chỉ có 4 câu thơ viết bằng chữ Nôm. Bên dưới là một số giải thích ngắn gọn về ý nghĩa của 4 câu đó. Người ta lẳng lặng để cuốn sách lên chiếc đĩa ở giữa bàn, với vẻ mặt nghiêm trang đầy thành kính và lặng đi chừng 1 phút như chìm vào cõi tâm linh.
108183621 3043145949113950 6690516327208556833 o 1

Sau nghi lễ đơn giản đó là đến việc bói. Tất cả các thành viên trong gia đình, trừ trẻ con, theo thứ tự đều được mở 1 lần truyện Kiều để  xem, bình và đoán. người ta giải thích: Truyện Kiều nói đến thân phận con người mà trẻ con thì đã biết gì về việc đời, việc người nên không được can dự vào.

Phép mở Kiều để bói theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (trai mở sách bằng tay trái, gái bằng tay phải). . Trước khi mở, người ta kẹp cuốn sách vào lòng 2 bàn tay chắp trước ngực lầm rầm khấn “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, lạy Kim Trọng, Thúc Sinh…, con tên là… sinh ngày… tháng… năm…, ở tại… cho con xin một quẻ”. Khấn xong, người ta nhắm mắt lại và nhanh tay mở đôi cuốn sách một cách bất kì.

Khi xem bói Kiều, có cái lệ là không ai được mở trang đầu và cuối. Theo cách lí giải  thì 4 câu đầu và 4 câu cuối của truyện Kiều chỉ là những nhìn nhận của tác giả về cuộc đời, nó dành cho tất cả mọi người chứ không riêng gì ai cả. Sau khi mở xong, đến lượt đoán người ta thường nói: Xem thì dễ nhưng đoán mới khó. Qua việc đoán này mới thể hiện được trình độ cao, thấp của mỗi người và một phần của sự linh nghiệm hay không cũng là do người đoán nữa. Bởi vậy, có những người bói được 4 câu giống nhau nhưng khi đoán thì lại khác nhau.

22222

Truyện Kiều ngay từ khi ra đời đã trở thành một tác phẩm văn học nổi tiếng và tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du thành đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới. Kể từ khi truyện Kiều ra đời, xung quanh cuốn sách này đã nảy sinh ra nhiều nét văn hóa như vịnh Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều bình Kiều nhưng có lẽ chính Nguyễn Du cũng không thể ngờ được rằng tác phẩm của mình lại có thể trở thành một cuốn sách để… bói.

Trước đây, bói Kiều được cả giới bình dân lẫn những trí thức sử dụng và phổ biến tới mức trở thành một nét văn hóa tâm linh của người Việt. Trong cuốn Việt Nam phong tục, học giả Phan Kế Bính (1875 – 1921), chương thứ XXI về Bốc phệ đã viết về tục bói Kiều như sau: “Bói Kiều là mình có việc gì muốn được biết hay dở đường nào thì khấn với Thúy Kiều, Kim Trọng xin cho mấy câu dòng nào, gặp chỗ nào thì lấy mấy câu thứ mấy ở trang ấy mà đoán. Cách này là một cách bói chơi, nhưng cũng nhiều khi nhiều người cho là nghiệm”.

Sở dĩ truyện Kiều trở thành một sách bói không chắc ở sự linh nghiệm của mỗi lần gieo quẻ mà trong đó chứa đựng số phận của con người. Những đoạn đời nghềnh, thác mà nàng Thúy Kiều được Nguyễn Du mô tả trong 3254 câu thơ lục bát ấy, nếu soi vào cuộc đời của mỗi người, thử hỏi có ai không ít nhiều gặp phải?

cgd

 

Từ truyện về cuộc đời một con người, qua ngòi bút của Nguyễn Du nó đã mang tính phổ quát cho cuộc đời của mỗi người. Qua những nét sinh hoạt văn hóa như bói Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều… ấy mà những câu thơ trong truyện Kiều được chuyển tải tới các tầng lớp nhân dân khiến cả nước Việt “già trẻ, gái trai ai cũng thuộc một câu Kiều”.

Ngày nay, ở thôn quê dường như người ta không còn giữ cái tục bói Kiều nữa mặc dù phong trào xem bói, xem tuổi, chọn ngày có vẻ thịnh hành trở lại. Có lẽ bói Kiều bị mai một vì những người “giữ hồn” cho truyện Kiều ở các làng quê không còn nữa. Không còn những người yêu Kiều, thuộc Kiều hiểu Kiều thì lấy đâu ra người bói Kiều và đoán Kiều!

                                                                                                                        Read more

 

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage