z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Bao ngày Mẹ ngóng... Bao ngày Mẹ trông...Bao ngày Mẹ mong con chào đời...

Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười ,của một hài nhi đang lớn dần?

Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy ,hình hài nhỏ bé như thiên thần

Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhoà, cảm ơn vì con đến bên Mẹ...

Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời

Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng…

EMCO 20170121053540Loi-noi-doi-cua-me

Lời bài hát trên được trích từ : “Nhật Ký Của Mẹ” , một bài hát thật hay và ý nghĩa, ở đó ta thấy hình ảnh người mẹ tuyệt vời và vĩ đại, thật đáng tự hào về người phụ nữ Việt Nam, nơi mà họ được tôn vinh lên lên một “Tín Ngưỡng Văn Hóa”,Có thể nói hiếm có dân tộc nào trên thế giới lấy hình tượng Mẹ " Mẫu " để tôn thờ , gửi gắm những ước vọng tốt đẹp , sự che chở trong cuộc sống đầy biến động,và hôm nay, để tri ân công lao to lớn đó, cũng như chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 /10 Dế Mèn xin được chia sẻ con đường phát triển” Đạo Mẫu Việt Nam” một cách ngắn gọn , dễ hiểu , xúc tích ..để các bạn thêm yêu và tự hào về tín ngưỡng này.

Như chúng ta đã biết tín ngưỡng thờ mẫu tồn tại khắp các vùng miền cả nước, rất dễ để ta bắt gặp các ngôi đền thờ:Thánh mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ , Thiên Ya Na , Pô Inư Nưgar ở Trung bộ và Bà Chúa Xứ , Bà Đen,Thiên Hậu miền Nam. Để hiểu hơn về tín ngưỡng độc đáo và đặc sắc này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi : Đạo Mẫu bắt nguồn từ khi nào,Tại sao lại phát triển và gắn bó rực rỡ đến tận ngày nay ? Giá trị mà nó đang mang đến có ý nghĩa gì ?

cscasc

1.Lịch sử ra đời của Đạo Mẫu :

Niềm tin khởi nguyên sự sống :Nguồn gốc loài người đó là truyền thuyết mọi vật sinh linh đều do yếu tố “ Mẹ “ sinh ra , Mẹ trái đất hay chính là mẹ của Vũ trụ.Với nền văn hóa Việt thì hiện diện là truyền thuyết cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu cơ, Pô Inu Nưgar : Bà Mẹ xứ sở Chăm, Người Thái , Khơ Mú: do Bà Mẹ sinh ra trong quả bầu chứa tổ tiên mình. Người Tày : Mẹ Hoa là chủ cây hoa có quả vàng,quả bạc ban phát tài lộc cho con người.Người Dao và Tây Nguyên: họ tin là mình và tổ tiên con cháu sinh ra từ người phụ nữ và con chó thần …

Do sự phát triển Văn Minh Nông Nghiệp: Chịu sự chi phối của các yếu tố thiên nhiên: Mây , Mưa, Sấm, Chớp ...nên hình thành tư tưởng tôn thờ các thần linh chính vì vậy việc thờ các Nữ Thần ra đời , theo sử sách từ khoảng thế kỷ VII đã có những ngôi chùa thờ Phật Mẫu Man Nương và hệ thống nữ thần Tứ Pháp: chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ( mưa ), Pháp Điện ( sét ), Pháp Lôi (sấm ) qua thời gian các nữ thần được nâng lên thành các bà Mẹ, họ là các vị thần sáng tạo ra văn hoá: Mẹ đất, Mẹ Lúa,Mẹ nước, dần dần họ trở thành các tổ sư ngành dệt , trồng dâu nuôi tằm , làm bánh ...

fdffdf

Do niềm tin sức mạnh Phụ nữ trong Lịch sử :Chúng ta đều biết người đầu tiên đứng lên chống giặc ngoại xâm là phụ nữ chứ không phải đàn ông : Hai Bà Trưng - Đông Hán , Bà Triệu - Đông Ngô, Dương Vân Nga, Nguyên Phi Ỷ Lan, Bùi thị Xuân, Lê Chân,Nguyễn thị Minh Khai...Thậm chí ,có nhiều ý kiến khẳng định rằng, từ xa xưa xã hội Việt Nam từng tồn tại chế độ Mẫu hệ : chúng ta nhận biết qua bình diện : Huyền thoại , truyền thuyết , ngôn ngữ, ..Cha sinh không bằng mẹ dưỡng , đường Cái , trống Cái , sông Cái ...Cha đưa mẹ đón " tang lễ " , phụ nữ là " Nội tướng " Là "tay hòm chìa khoá" , tháng 8 giỗ cha ( Trần Hưng Đạo ) tháng 3 giỗ mẹ (3/3 Mẫu Liễu Hạnh ) – Mẫu thượng thiên trong Tứ Phủ sau này .

Đặc biệt do sự ảnh hưởng Chế Độ Phong Kiến : Vô cùng hà khắc với người phụ nữ, “Nam tôn, nữ ti “ Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu , phu tử tòng tử.. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy , mất quyền tự do yêu đương , mưu cầu hạnh phúc, không được học hành , cấm đoán trăm đường…cuốn theo cuộc sống vất vả mà vẫn luôn phải cam chịu , hi sinh :

      Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng..

Thân em như hạt mưa sa , hạt vào đài cát hạt ra cánh đồng..

 Chiều chiều ra đứng bờ sông, chông về quê mẹ ruột đau chín chiều …

Khi nỗi đau bị kìm nén , họ không biết thổ lộ cùng ai thì các vị nữ thần đó được “upgrade” lên một tầm cao mới và “ Đạo Mẫu” hình thành trọn vẹn hơn “. Các Mẫu cũng có gốc tích nhân thần trong đó tuyệt đại đa số là các Thái hậu , Hoàng hậu , Công Chúa người sống đều là tài giỏi có công lao lớn với đất nước , khi mất hiển linh và được tôn thờ làm Mẫu và "Mẫu Mẹ" còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, vinh danh là Mẫu Nghi Thiên Hạ , Quốc Mẫu , Vương Mẫu .

phu-nu-viet-nam-20-1118195

2.Sự phát triển của Đạo Mẫu:Trải qua bao thăng trầm thậm chí đã từng bị cấm đoán coi là mê tín dị đoan thì ngày nay tín ngưỡng bản địa này đang âm ỉ bùng phát khi gặp làn gió " Kinh Tế Thị Trường " trong đó lễ hội là hiện tượng tiêu biểu . Dễ nhận biết nhất là việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh một trong tứ bất tử của Việt Nam . Bà cũng chính thức được coi là thần chủ tín ngưỡng thờ Mẫu trong Tam Phủ " Trời , Đất , Nước " và Tứ phủ : " Trời , Đất , Nước , Rừng " . Hát văn và Lên Đồng là nghi thức đặc trưng cho Tín ngưỡng này .. Đó chính là Nhân Cách Hoá khuôn hình của người mẹ , khi mà Nho giáo ảnh hưởng và chi phối gia đình và xã hội, người phụ nữ bị áp bức thiệt thòi thì " Mẫu Mẹ " chính là nơi người phụ nữ Việt Nam gửi gắm ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến , ràng buộc của xã hội Nho Giáo đó thậm chí họ có đền thờ riêng : Tiền Phật Hậu Mẫu .Trong nhiều ngôi chùa Việt Nam người phụ nữ luôn có thế giới riêng đó đền thờ mẫu , Nhất là tại Hà nội hôm nay có nguyên bảo tàng Phụ Nữ - được xếp top 20 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.

z2119723864955 88521d832c4b31858bc136ab29c530fb

Đặc biệt : Vào hồi 17h15 giờ địa phương ( 21h15 giờ Việt Nam) ngày 01 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

3.Giá trị Cuộc Sống : Tín ngưỡng thờ Mẫu mang nét đẹp phù hợp văn hóa Việt nam , gắn liền với Phật giáo và phong tục thờ cúng tổ tiên , truyền thống hiếu thảo uống nước nhớ nguồn của dân tộc,thỏa mãn nhu cầu ban phát, chia sẻ, lắng nghe hướng tới cuộc sống đầy đủ về vật chất, ấm áp vì tinh thần mà chỉ có yếu tố mẹ có thể đủ bao dung che trở và đáp ứng được..Chúng con Cám Ơn Mẹ,cám ơn Mẫu rất nhiều ,xin chúc mọi gia đình luôn hạnh phúc và không quên nét đẹp trong tín ngưỡng đặc sắc duy nhất của Việt nam chúng ta…

 Hà nội ngày 11/10/2020 ( 2 h 21 )

 Tác giả  : Dế Mèn

READ MORE

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage