z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

Thời đại đồ đồng ở nước ta được biết đến qua di chỉ văn hóa Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).Các bộ lạc Phùng Nguyên sống tập trung thành những khu dân cư,phân bố ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhưng đông nhất là ở vùng hợp lưu giữa các sông: sông Hồng, sông Đà, sông Lô...Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã đưa kỹ thuật chế tác đá lên tầm cao mới. Hiện vật đá thời kỳ này rất phong phú, gồm công cụ (rìu, bôn, chì lưới, đục), vũ khí (dao, lao, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan, chì lưới, bàn mài, bàn dập gốm), đồ trang sức... Các nhà khoa học còn tìm thấy những “xưởng chế tác” đá ở những nơi cư dân văn hóa Phùng Nguyên từng cư trú.

Thời này, cảm quan về cái đẹp của người cổ đã xuất hiện trên đồ trang sức, đồ gốm và các công cụ đá. Những vòng trang sức,những hạt chuỗi bằng đá Nephrite xanh hoặc trắng đã được khoan tiện rất tinh vi. Đặc biệt, còn có những tượng gà, tượng bò tuy đơn sơ, ước lệ nhưng đã chứng tỏ sự quan sát tinh tế của cư dân vănhóa Phùng Nguyên.Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp. Người ta tìm thấy nhiều hạt gạo cháy, phấn hoa của các loài lúa nước Oryza trong các di chỉ Phùng Nguyên.

Họ đã biết chăn nuôi chó, lợn, trâu,bò, gà. Do trồng trọt và chăn nuôi phát triển, nghề săn bắn không còn chiếm vị trí quan trọng như xưa.Các nghề thủ công như đan lát, se chỉ, dệt vải đều phát triển.Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết đan lóng đôi, lóng thúng và se các loại thừng to, chỉ nhỏ.Đồ gốm thời Phùng Nguyên có kiểu dáng đẹp và hình thức rất đa dạng. Nhiệt độ nung gốm vẫn chưa cao. Hoa văn đặc trưng của gốm Phùng Nguyên là giữa hai đường vạch chìm có những đường chấm nhỏ hoặc những đường chấm thưa xen giữa những dải hình chữ S hoặc những đường cong uốn lượn phức tạp.Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết khai thác đồng và biết luyện kim, dù khi đó nguyên liệu đồng rất hiếm.

Từ những cục đồng và xỉ đồng tìm thấy ở Gò Bông (xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), có thể kết luận cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết đến hợp kim đồng thau (gồm đồng và thiếc).Nhưng phải đến trước và sau Công nguyên vài thế kỷ, nghề đúc đồng mới phát triển.Bởi việc trồng trọt, chăn nuôi, đúc đồng... đòi hỏi nhiều công sức nên vai trò của người đàn ông dần trở nên quan trọng. Từ đó, chế độ phụ hệ đã dần thay thế chế độ mẫu hệ. Con cái được tính theo huyết thống người cha thay vì mẹ. Đứng đầu các công xã lúc này là những người đàn ông lớn tuổi, có kinh nghiệm.

 

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage