- 1/9/1858 : Vin vào cớ triều đình Huế xử tử và bỏ tù nhiều nhà truyền bá Thiên Chúa giáo và việc bế quan tỏa cảng giao thương với nước ngoài liên minh Pháp – Tây Ban Nha điều 14 tàu chiến tấn công Đà Nẵng. ( Lý do : Đây là cửa biển nước sâu phù hợp tàu chiến lớn Pháp vào ra, gần Kinh đô Huế , nằm trục Bắc - Nam có thể sang Lào , Cam chỉ vượt đèo Hải Vân đánh Huế nhanh nhất phù hợp chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp )
Phản ứng :Nguyễn Tri Phương cùng pháo đài Điện Hải giam quân Pháp tại đây trong 5 tháng.( Điều đó chứng minh ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của triều đình Huế , cũng như khả năng quân sự lúc bấy giờ)
- 5/6/ 1862 : Ký “Hoà ước Nhâm Tuất”, được kí tại Sài Gòn dưới đời vua Tự Đức năm thứ 15. ( Triều đình thỏa hiệp với Pháp – Tây Ban Nha nhưng dân chúng thì bất bình )
Nguyên nhân : Sau khi đánh chiếm được hai tỉnh Định Tường (14.8.1864) và Vinh Long (22.3.1862), Bôna (Bonard), thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha phái trung tá hải quân Ximông dẫn thuyền chiến tiến vào cửa Thuận An hoạt động gây sức ép buộc triều đình Huế giảng hoà.
Nội dung :
- 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn hoàn toàn thuộc chủ quyển của Pháp
- Các loại thương thuyền và chiến thuyền của Pháp có quyền tự do vận chuyển trên sông Cửu Long và các chỉ nhánh của sông này
- Triều đình Huế không được cắt đất giải hoà với bất cứ nước nào nếu chưa được nước Pháp đồng ý.
- Triều đình Huế bị buộc phải chấp thuận việc mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Văn cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha sang tự do buôn bán
- Pháp và Tây Ban Nha buộc triều đình Huế phải bồi thường chiến phí.( 288.000 lạng bạc ) khoảng 4 triệu đôla, trả trong 10 năm.
- Triều đình huế phải nhận trách nhiệm truy lùng và bắt giữ và giao cho phía Pháp tất cả những ai có hành động chống đối chính quyền Pháp mà ẩn nâu trong vùng thuộc triểu đình Huế cai quản
- Thực dân Pháp ra điều kiện sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình Huế khi chấm dứt được các cuộc khởi nghĩa chống đối Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường và phải gọi tất cả các thủ lĩnh nghĩa quân trở về, tuyệt đối không còn bóng dáng một ai ở hai tỉnh đó nữa .
II. Tinh thần Kháng Chiến :
1.Trương Định : Bình Tây Đại Nguyên soái ( Khởi nghĩa Tây Nam
2.Nguyễn Trung Trực : Đánh Pháp trên sông Nhật Tảo , diệt được tàu L'Espérance
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần.
''Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam
1886 : Việt nam được phân chia thành 3 miền Bắc , Trung ,Nam ( Tonkin , Annam và Cocochine )
Triều đình : Chia 2 Phe : Chủ chiến và Chủ hòa.
3 .Tôn Thất Thuyết : Phong trào Cần Vương (1885 )Sau di dời cở sở Tân Sở , Quảng Trị.
4. Phan Đình Phùng : Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896 ) đỉnh cao phong trào Cần Vương.
5. Hoàng Hoa Thám : Khởi nghĩa Yên Thế (1885-1913 )
6.Phan Bội Châu : xây dựng nền quân chủ lập hiến ảnh hưởng bởi tư tưởng Tôn Trung Sơn
7. Phan Chu Trinh : xây dựng tư tưởng Dân chủ.
8. Hồ Chí Minh : 1911 sang Pháp chu du nhiều nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc bằng tư tưởng triết học Max –Lênin tiến đến XHCN.
1930 : Đảng cộng sản Đông Dương ra đời
1945 : 2/9/1945 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập
( Giai đoạn sau trước và sau 1945 giữa Nhật , Pháp , Tưởng …mình sẽ chia sẻ bài viết sau ) .Cảm ơn các bạn dành thời gian theo dõi và luôn ủng hộ web )
Tác giả : Ngô Đức Hòa
Hà nội ngày 25/8/2020