Trong suốt hàng nghìn năm người Do Thái từng nhiều lần bị bức hại xua đuổi nhưng họ không bao giờ bị khuất phục hay bị đồng hóa. Điều này liên quan mật thiết với tư duy tiền bạc mà họ học được khi mới sinh ra.
Đối với người Do Thái tiền bạc luôn là con dao hai lưỡi họ nhận thức được rằng tiền có thể giúp con người sinh tồn nhưng nó cũng có thể gậm nhấm và ăn mòn linh hồn của nhân loại. Vì thế người Do Thái cho rằng tiền là mặt gương thăm dò nhân cách của con người. Vừa thấy được sự ti tiện của một nhân cách đồng thời cũng thấy được mặt cao thượng của người đó.
Hai câu chuyện sau đây sẽ mang đến góc nhìn thú vị về tư duy của người Do Thái và lý do tại sao dù lưu lạc khăp nơi nhưng người Do Thái vẫn xuất chúng và giàu có nhất thế giới.
Chuyện Ba Người Chôn Tiền và Tư Duy Tiền Bạc Của Người Do Thái
Vào một ngày Sa Bát ngày chủ nhật ngày nghỉ ngơi và thờ phụng chúa theo đạo Do Thái ở thờ Sô-lô-môn có 3 người Do Thái cùng đến Zê-ru-sa-lem dọc đường do thấy bất tiện vì mang theo quá nhiều tiền nên họ ngồi lại bàn bạc và nhất trí chôn tiền của cả ba chung vào một chỗ rồi tiếp tục lên đường. Thế nhưng một trong số họ đã lén ở lại và đào toàn bộ số tiền mang đi mất.
Hôm sau họ phát hiện tiền bị mất trộm. Đoán chắc là một trong ba người đã làm xong lại không có bằng chứng chứng minh là ai làm. Họ bèn dắt nhau tìm đên Sô-lô-môn nổi tiếng anh minh để phân xử.
Sau khi nghe truyện Sô-lô-môn không vội xét hỏi ngược lại còn nói: “Ta đang có một vấn đề nan giải phiền ba vị thông minh đây góp ý giúp đỡ. Sau đó ta sẽ xem xét phân xử chuyện của các vị.
Trước tiên Sô-lô-môn kể một câu chuyện: “Ở làng nọ có một cô gái hứa gả cho một chàng trai nên đã đình hôn ước nhưng không lâu sau cô lại yêu một người khác thế là cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu đồng thời bồi thường cho anh một khoản tiền. Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường.
Chẳng bao lâu sau cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tim để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân cô gái nói với ông lão: “Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn với tôi. Vì vậy xin ông cũng nên làm thế. Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy bất cứ đồng nào.
Kể chuyện xong Sô-lô-môn hỏi: “Theo các vị cô gái, chàng trai và ông lão hành vị của ai là đáng khen nhất?
Người đầu tiên cho rằng: “Chàng trai không làm khó người khác, không lấy tiền bồi thường. Hành vi rất đáng khen.”
Người thứ hai cho rằng: “Cô gái có dũng khí hủy hôn với vị hôn phu đồng thời muốn kết hôn với người mình thật lòng yêu thương. Hành vi này rất đáng khen”
Người thứ ba nói: “Câu chuyện thật chẳng ra sao. Ông lão đó đã vì tiền mà dụ bắt cô gái nhưng sao lại thả cô ta đi trong khi chưa lấy được tiền chứ?”
Không chờ người thứ ba nói hết Sô-lô-môn chỉ vào hắn rồi quát lớn: “Ngươi chính là kẻ trộm tiền”.
Sau đó Sô-lô-môn giải thích: “Điều mà hai người kia quan tâm là tình yêu và cá tính nhân vật trong câu chuyện nhưng ngươi chỉ nghĩ đến tiền. Không còn nghi ngờ gì nữa! Ngươi chính là tên trộm đó.”
Câu chuyện này của người Do Thái đã nói rõ thái độ của một người trước đồng tiền chính là sự thể hiện nhân cách của người đó. Người ti tiện thì trong lòng chỉ nghĩ đến tiền mà không có đạo nghĩa. Người cao thượng do coi trọng đạo nghĩa và thường xem nhẹ đồng tiền.
Trong cuộc sống người Do Thái cũng thường dựa vào “thái độ” đối với tiền tài của đối phương để phán đoán phẩm chất của người đó.
Do vậy ngạn ngữ Do Thái cũng có câu: “Tiền không tên không họ không có lý lịch.” Họ cho rằng bất kể dùng phương pháp hay cách thức gì chỉ cần tiền kiếm được bằng chính khả năng kinh doanh của mình thì có thể đường hoàng nhận lấy chẳng có gì là xấu hổ cả.
Câu chuyện: Cậu bé Do Thái và 1 đô la
Trên đường đi học về Wave thấy bên đường dựng một tấm biển: “Thuê người cắt cỏ 1 đô.” Lúc đo cậu thầm nghĩ: “Cuối tuần nào mình cũng có thời gian rảnh rỗi sao không dùng thời gian ấy để cắt cỏ nhỉ?” Nghĩ xong cậu nhẹ nhàng gõ cửa.
Ngươi chủ ngôi nhà ra mở cửa cho cậu một bà lão tóc bạc trắng. Đầu tiên cậu lễ phép nói với bà lão: “Bà ơi! Có phải nhà mình thuê ngươi cắt cỏ không ạ?”
Bà lão hiền hậu trả lời: “Đúng vậy cháu ạ. Ta cần một người cắt bãi cỏ này. Vậy bà hãy để cháu giúp bà nhé cuối tuần nào cháu cũng có thời gian rảnh.”
"Cảm ơn cháu nhưng cháu có chắc chắn không? Ta chỉ có thể trả một đô thôi đấy!”-Bà lão nói tiếp.
"Có ạ! Bà yên tâm đi cho dù bà có trả bao nhiêu cháu cũng sẽ cắt bãi cỏ này thật đẹp ạ.” Như vậy Wave và bà lão đã bàn bạc xong. Cậu vui vẻ trở về nhà.
"Buổi tối Wave nói chuyện này cho bố. Nghe xong bố khen ngợi: “Con đúng là một câu bé chăm chỉ! Bố mẹ rất tự hào về con.”
Người Do Thái không phân biệt tiền nhiều hay ít vì mỗi đồng tiền đều có giá trị riêng. Họ cho rằng chỉ có quan niệm đúng đắn về đồng tiền mới có thể biến từng đồng tiền nhỏ thành món tiền lớn. Giống như cậu bé trong câu chuyện trên dù chỉ là một đô la cậu cũng cố gắng làm.
Thực ra người Do Thái có thái độ rất bình thản với tiền bạc họ cho rằng: Tiền bạc chỉ đơn thuần là một thứ bình thường không thể dùng sự chính đáng hay không chính đáng để phân biệt. Sự chính đáng hay không chính đáng đều bắt nguồn từ thủ đoạn và cách kiếm tiền của mỗi người. Chỉ cần đường đường chính chính kiếm tiền thì cho dù bạn kiếm được bao nhiêu cũng đáng khen ngợi vì thế cho dù là một đô la người Do Thái cũng cố gắng làm. Khi dạy dỗ con cái họ cũng không ngừng giáo dục con quan niệm này.