z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

NGƯỜI XƯA LÀ GÌ KHI BỊ VU KHỐNG , HÃM HẠI ?

Người bình thường khi gặp những lời vu khống hãm hại thường sẽ cảm thấy ấm ức, bực bội, …. muốn đòi lại công bằng, biểu hiện như vậy được cho là hết sức bình thường. Nhưng những người có giáo dưỡng thời xưa lại có cách cư xử hoàn toàn khác.

phong thái

Trước sau không tự biện luận

Thái Tương thời Bắc Tống từng uống rượu tại Hội Linh Đông viên, trong lúc tiệc rượu thì một vị khách đã bắn tên làm bị thương một người đến vãn cảnh. Nhưng vị khách nọ lại nói chính mũi tên của Thái Tương đã làm người vãn cảnh bị thương. Câu chuyện chẳng mấy chốc đã lan ra khắp kinh thành. 

Hoàng đế nghe xong liền hỏi Thái Tương có chuyện này thật không, Thái Tương chỉ khấu đầu xin được lượng thứ, từ đầu đến cuối không hề biện bạch cho mình. Sau khi từ quan trở về ông cũng không kể chuyện này cho bất kỳ ai.

Trước sau không tự biện minh

Cao Phòng thời Đông Tấn từng nhậm chức Ngự sử phòng ở Thiền Châu, là phán quan của Trương Tòng Ân.

Lúc đó có một học trò ở trường quân đội tên là Đoạn Hồng Tiến đã trộm gỗ của quan phủ để làm đồ dùng gia đình. Trương Tòng Ân sau khi biết được đã vô cùng tức giận, muốn giết chết anh ta. 

Đoạn Hồng Tiến vì muốn giữ mạng nên đã khai cung giả nói rằng: “Đấy đều là Cao Phòng bảo tôi làm”. Trương Tòng Ân bèn hỏi Cao Phòng để chứng thực lời nói của Đoạn Hồng Tiến, chẳng ngờ Cao Phòng lại nhận là do mình, Đoạn Hồng Tiến nhờ đó mà được miễn tội chết.

Trương Tòng Ân liền lấy một vạn xâu tiền, một con ngựa đưa cho Cao Phòng, rồi đuổi ông đi. Cao Phòng lặng lẽ rời đi, từ đầu đến cuối không biện minh cho sự oan uổng của mình. 

Sau đó, Trương Tòng Ân lại phải gọi Cao Phòng trở về. Hơn một năm sau, thân tín của Trương Tòng Ân nói rằng Cao Phòng tự nhận tội là vì muốn cứu một mạng người. Trương Tòng Ân hết sức kinh ngạc, càng hết mực hậu đãi Cao Phòng.

Tìm được vàng nhưng không nhận

Bố thí tiền bạc cho người khác không phải là chuyện khó làm, nhưng đối đãi tốt với người đang xâm hại tài sản của mình lại là cảnh giới mà không phải người thường nào cũng có thể làm được.

phong thái

Khi Trương Tri Thường ở Thái Học, người nhà nhờ người mang cho ông 10 lượng vàng, đâu ngờ người bạn cùng phòng nhân lúc Trương Tri Thường đi vắng đã mở gói hành lý của ông trộm hết số vàng. 

Quan sử trong trường gọi người bạn cùng phòng đến để lục soát. Khi tìm thấy vàng, Trương Tri Thường lại nói: “Đây không phải là vàng của trò”.

Người bạn cùng phòng ăn trộm vàng nhân lúc đêm tối đã đem vàng nhét vào túi áo trả lại cho Trương Tri Thường. Trương Tri Thường biết người bạn đó rất khó khăn, nên đã tặng một nửa số vàng cho cậu ta. 

Các bậc tiền bối nói Trương Tri Thường tặng vàng cho người khác, việc này mọi người đều có thể dễ dàng làm được, nhưng trong lúc cấp bách, đã tìm lại được vàng ông lại không nhận, là điều mà mọi người khó làm được.

Giúp đạo tặc hoàn lương

Vu Lệnh Nghi ở Tào Châu vốn là dân thị thành, là người trung hậu không vì lợi ích của mình mà hãm hại người khác, những năm cuối đời gia cảnh cũng tương đối sung túc. 

Một đêm nọ có một người đến nhà ông ăn trộm. Mấy người con trai của ông đã bắt được kẻ “đạo chích”, thì ra là con trai của người hàng xóm. 

Vu Lệnh Nghi hỏi tên trộm: “Thường ngày ngươi chưa từng làm việc xấu, cớ làm sao phải đêm hôm khổ sở đi trộm cắp thế này?”.

Người đó đáp: “Tôi đều là do nghèo khổ đến bước đường cùng mới phải làm vậy”. Vu Lệnh Nghi hỏi hắn cần gì? Tên trộm nói: “Có một vạn quan tiền là đủ để mua đồ ăn thức uống và quần áo rồi”. 

Vu Lệnh Nghi liền đưa cho tên trộm đúng số tiền đó. Tên đạo tặc vừa đi, Vu Lệnh Nghi bèn gọi giật lại, hắn vô cùng sợ hãi vì cho rằng Vu Lệnh Nghi đã đổi ý, giờ muốn tố cáo mình.

Vu Lệnh Nghi nói: “Ngươi nghèo như vậy, lại vác theo một vạn quan tiền, e rằng những người đi tuần tra đêm sẽ xét hỏi”. Vu Lệnh Nghi giữ tên trộm ở lại đến sáng mới đuổi đi. Tên trộm vô cùng xấu hổ, cuối cùng trở thành lương dân. 

phong thái

Hàng xóm láng giềng đều gọi Vu Lệnh Nghi là “đại thiện nhân”. Vu Lệnh Nghi còn tuyển chọn những đứa trẻ ưu tú, xây dựng trường học, mời thầy giáo nổi tiếng đến giảng dạy. 

Con trai và cháu trai Vu Kiệt Hiệu lần lượt đậu tiến sĩ, trở thành danh gia vọng tộc khắp một vùng phía nam Tào Châu. Đó cũng là phúc báo mà một người thích làm việc thiện như ông đang được hưởng.

Cho người hầu một đường sống

Trương Tề Hiền, một danh tướng thời Bắc Tống, trước kia vốn là Hữu thập di được thăng lên làm Chuyển vận sứ vùng Giang Nam. Một hôm ông tổ chức yến tiệc ở nhà, có một người hầu lén trộm mấy đồ vật bằng bạc rồi giấu ở trong người. 

Tề Hiền đứng ở sau rèm cửa đã trông thấy cả nhưng ông không nói gì. Sau đó, những năm cuối đời Tề Hiền nhậm chức Tể tướng, nhiều người hầu trong nhà ông cũng được làm quan, chỉ có người hầu nọ là không có chức quan bổng lộc.

Người hầu này nhân lúc rảnh rỗi đã quỳ trước mặt Tề Hiền mà rằng: “Nô tài hầu hạ chủ nhân lâu nhất, những người đến sau nô tài đều được phong quan, tại sao chủ nhân lại lãng quên nô tài?”. Nói rồi bật khóc không ngừng. 

Tề Hiền nói: “Ta vốn dĩ không muốn nói, vậy mà ngươi lại quay ra trách móc ta. Ngươi còn nhớ khi ở Giang Nam, đã từng trộm mấy đồ bằng bạc không? Chuyện này ta giữ trong lòng gần 30 năm chưa từng nói với ai, thậm chí chính bản thân ngươi cũng không hề biết”.

“Ta giờ giữ chức Tể tướng, bổ nhiệm và bãi nhiệm quan viên, khích lệ người hiền lương, vạch trần bọn quan tham tham nhũng, làm sao có thể tiến cử một tên trộm đi làm quan đây? 

Nể tình người hầu hạ ta đã lâu, bây giờ ta cho ngươi 30 vạn quan tiền, ngươi hãy đi đi, tự mình tìm một nơi yên ổn mà sống. Vì ta đã tiết lộ chuyện cũ, ngươi ắt hẳn cũng cảm thấy xấu hổ nên không thể ở lại đây được nữa”. Người hầu vô cùng kinh ngạc, khóc rồi xin từ biệt.

Người xưa có câu: “Nhường đường đi cho người thì con đường của mình mới rộng rãi, thoáng đãng!”. Từ xưa đến nay, người có thể hợp thời mà nhường nhịn, biết tiến biết lui, không tranh đấu thì trong cuộc đời luôn được lợi nhiều hơn hại.

Người nhường nhịn không phải là người thua cuộc, cũng không phải là người nhu nhược hèn yếu mà là người hiểu được tôn trọng, biết tiến biết lui, “lùi một bước biển rộng trời cao”. Đó là một loại nhân cách, một loại trí tuệ cao và là một loại hàm dưỡng.

Người biết nhượng bộ là người đáng quý. Họ biết buông bỏ ý kiến, quan điểm, lợi ích cá nhân của mình đúng lúc mà mở đường cho người khác. Buông bỏ được không phải thua mà là thắng được lòng người.

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage