z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

NHÂN DUYÊN

Một hôm, Đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp cho tất cả các đệ tử, đột nhiên Ngài gọi A Nan và nói:
"Con hãy đem một cái xô và đi đến một ngôi làng nhỏ cách đây 5 dặm, và xin một cụ bà đang giặt đồ bên giếng cho một xô nước mang về. Hãy nhớ thái độ cần lịch sự và thiện lương".
A Nan gật đầu, cầm lấy cái xô và đi xin nước theo chỉ dẫn của Đức Phật.
Người đệ tử này nghĩ một công việc dễ dàng như vậy, nhất định sẽ có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ Phật Thích Ca giao cho.
A Nan đi bộ chốc lát đã đến ngôi làng, quả thực có một bà lão tóc bạc phơ đang giặt quần áo bên giếng.
A Nan lịch sự, vẫy tay chào bà lão một cách cung kính và nói: "Lão bà à, lão bà có thể cho tôi xin một thùng nước được không?"
Ngay khi bà lão ngẩng đầu lên nhìn thấy người thanh niên, bà không khỏi cảm thấy phẫn nộ, tức giận nói: "Không được, cái giếng này chỉ có người trong thôn mới được dùng, người ngoài không được phép!"
Sau đó, bà đuổi A Nan đi, mặc cho A Nan van nài, bà không một chút động lòng!
A Nan không còn cách nào khác, đành mang cái thùng rỗng quay trở về.
A Nan kể hết những sự việc mình gặp phải cho Đức Phật và các đệ tử.
Đức Phật Thích Ca gật đầu, ra hiệu cho A Nan ngồi xuống, rồi Ngài bảo Xá Lợi Phất đi xin nước.
Xá Lợi Phất cũng đi và tới được ngôi làng đó, cũng thấy bà lão tóc bạc đang giặt quần áo bên giếng.
Xá Lợi Phất lễ phép nói với bà lão: "Thưa lão bà, tôi có thể xin bà một xô nước được không?"
Ngay khi bà lão ngẩng đầu lên, nhìn thấy người thanh niên, trong lòng không khỏi vui mừng, như gặp lại một người thân.
Bà vui vẻ nói: "Được! Được! Nào, để tôi sẽ giúp cậu lấy nước..."
Sau khi đổ đầy một xô nước cho Xá Lợi Phất, bà lão còn bảo anh ta đợi một lát; bà lão vội vã về nhà lấy một ít đồ ăn chay cho Xá Lợi Phất mang theo người để ăn trên đường.
Xá Lợi Phất mang thùng nước đầy trở về, kể lại cho Thích Ca và các môn đệ biết mọi tình huống mà mình gặp phải…
Đức Phật gật đầu và ra hiệu cho Xá Lợi Phất ngồi xuống.
A Nan và các môn đệ lúc đó rất khó hiểu và bối rối, hỏi Đức Phật nguyên nhân tạo ra sự khác biệt lớn giữa A Nan và Xá Lợi Phất.
Đức Phật nói:
Trong một đời ở kiếp rất xa trước đó, bà lão từng đầu thai làm súc sinh, là một con chuột bị chết bên vệ đường và phơi mình dưới ánh mặt trời thiêu đốt…
Lúc ấy A Nan đang là một thương nhân hối hả làm ăn bán hàng, nhìn thấy con chuột chết này, trong lòng cảm thấy ghê tởm và bịt mũi đi ngang qua…
Xá Lợi Phất lúc đó là một thư sinh đang trên đường lên kinh thành đi thi, khi thấy con chuột chết này, trong lòng cảm thương, bèn chôn cất cho con chuột.
Trải qua bao kiếp, giờ họ mới gặp lại nhau, và có sự đối xử khác biệt như vậy.
Từ đây cũng có thể thấy rằng, chỉ động một niệm nhỏ thôi mà đã có quả báo thiện ác lớn như thế, chưa nói gì tới việc trực tiếp gia tăng thống khổ lên thân người!
Trong “Đại Trí Độ Luận” có ghi lại câu chuyện về người mẹ già ở phía Đông thành phố. Khi Đức Phật còn tại thế, ở phía đông thành phố Xá Vệ có một bà mẹ già rất nghèo khổ sinh sống.
Một lần nọ, Đức Phật và A Nan đi khất thực trong thành phố, A Nan nhìn thấy bà lão ngồi bên đường rất đáng thương, bèn kính cẩn cầu xin Đức Phật độ hóa cho bà.
Không ngờ khi Phật Đà bước đến bên, bà lão luôn tránh mặt.
Khi Phật Đà từ hướng đông đến bà liên quay đầu về hướng tây, khi Đức Phật từ trên cao tới bà lại cúi đầu xuống đi, Đức Phật đi về phía mình, bà liền quay lưng bước đi đường khác, tuyệt đối không muốn gặp Đức Phật.
Phật Đà có khả năng hóa thân, nhưng Phật Đà tới chỗ nào thì bà lại chuyển sang hướng khác.
Cuối cùng, Đức Phật từ dưới đất xuất ra, dùng thần thông, hóa thân 4 phương 8 hướng bao vây bà. Không ngờ, bà lão lấy tay che mặt, ngồi xổm trên đất cúi đầu than khóc, không thèm nhìn Đức Phật.
Bởi vì bà lão này có nghiệp chướng sâu dày, không có duyên với Phật, không muốn gặp Phật, cho dù đích thân Đức Thật ra tay cũng vô ích.
Sau đó, Đức Phật ra lệnh cho La Hầu La, người rất có duyên với bà lão, đi độ hóa bà. Quả nhiên kết quả là sự bán công bội.
La Hầu La theo lời Phật dạy, đi ra ngoài thành, thấy bà già ở phía đông thành, liền nói: "Chào bà!"
Bà lão rất vui khi gặp La Hầu La, vì trước đây La Hầu La từng nhiều lần gánh củi, gánh nước cho bà, nên bà luôn coi La Hầu La như con của mình. Khi nhìn thấy La Hầu La, bà nói: “Con ơi, con làm gì? Cắt tóc thế này à?"
La Hầu La trả lời: "Thưa bà, để làm lợi cho chúng sinh và phổ độ người có duyên, con đã xuất gia theo Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, thế nên đã cắt tóc, đi tu".
Hai người nói chuyện sôi nổi, bà lão dễ dàng tiếp thu thuyết pháp của La Hầu la, và dễ dàng được độ hóa.
Khi Đức Phật và A Nan vào thành để khất thực, họ nhìn thấy một nhóm bé trai đang chơi trò chơi bên vệ đường, chất đống đất làm thức ăn và cung điện.
Một cậu bé nhìn thấy Đức Phật từ xa đến, trong lòng rất vui mừng, cậu muốn cúng dường cho Đức Phật, liền coi đất như gạo và bước tới để dâng cho Đức Phật. Đức Phật cúi đầu khen ngợi cậu bé, nhận cúng dường của cậu và bảo cậu bỏ đất vào bình bát của Ngài.
Ananda lấy làm lạ hỏi: "Thưa đức Phật, tại sao Ngài lại nhận đồ cúng dưỡng bằng đất này?"
Đức Phật từ bi nói: "Này A Nan, điều quan trọng không phải là vẻ bề ngoài, mà là xuất phát từ tâm. Cậu bé này có một tâm bố thí rất lớn, không nên coi thường. Đất có thể mang về trát trên sàn phòng của ta".
A Nan đã làm theo lời Phật dặn dò, nhưng trong lòng luôn nghi ngờ, không đừng được đành hỏi: "Thưa Đức Phật, đứa bé này tuy phát tâm từ bố thí chân chính, nhưng bố thí chút bùn đất này thì có được công đức gì?"
Đức Phật cười nói: “Vì hành động này mà 100 năm sau khi ta niết bàn, đứa bé trai ấy đã trở thành vua, tên là Asoka, và những đứa bé trai khác là đại thần của cậu ấy, thống lĩnh nhiều vùng đất, và Tam Bảo (chỉ Phật, Pháp, Tăng) Thịnh Vượng. Ông ấy cung dưỡng, bố thí rộng rãi, phân bố xá lợi, vì ta mà xây 84.000 tòa tháp".
Về sau, quả nhiên cậu bé tái sinh thành Asoka (A Dục Vương).
- Xưa kia, có một chàng thư sinh hẹn vị hôn thê của mình rằng sẽ tổ chức hôn lễ vào ngày, tháng, năm nào đó.
Nhưng vào ngày đó, vị hôn thê của anh lại bị gả cho người khác.
Người thư sinh vì việc này mà lâm trọng bệnh.
Vào lúc này, một nhà sư đi ngang qua và lấy một chiếc gương từ trong ngực ra cho người thư sinh xem.
Chàng thư sinh nhìn thấy biển cả mênh mông, và một phụ nữ bị giết hại đang nằm trên bãi biển không mảnh vải che thân.
Một người đi ngang qua, nhìn, lắc đầu rồi bỏ đi.
Một người khác đi ngang qua, cởi áo, đắp lên cho người phụ nữ rồi bỏ đi.
Một người khác đi ngang qua, đi tới, đào một cái hố và cẩn thận chôn xác của người phụ nữ.
Vị tăng nhân giải thích rằng thi thể phụ nữ trên bãi biển chính là kiếp trước của vị hôn thê của anh.
Anh là người thứ hai đi ngang qua và đã từng trao áo cho người ấy, kiếp này cô ấy yêu anh, chỉ để đền đáp cho anh cái tình đó.
Nhưng người cuối cùng cô ấy lại muốn trả ơn cả đời, là người thứ ba đã chôn cất cô ấy, và người đó chính là chồng hiện tại của cô.
Mọi người luôn cho rằng mình đã làm được rất nhiều và mong người khác đền đáp lại, nhưng không nhìn thấy nỗi đau và sự hy sinh của người khác. Hy vọng những câu chuyện ngắn trên, có thể đem lại cho chúng ta một chút suy ngẫm về cuộc sống nhân sinh này.

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage