z2087285651735 6ac7058e96a0e2f6fa7438b631999176

Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam

Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.

Ngôn ngữ

Ký Sự Tây Hồ

Trong non sống gấm vóc Việt Nam có những thắng cảnh đã tạo nên cảnh sắc đặc trưng cho mỗi miền đất nước. Xứ Đoài có núi Tản, sông Đà. Xứ Nghệ có Hồng Lĩnh, Nam Giang, Quảng Ngãi có sông Trà, núi Ấn. 

Là “…nơi trung tâm của khu vực trời đất, lại được cái thế rồng cuộn hổ chầu, cũng đúng vào vị trí của bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc…” (Chiếu rời đô),

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội cũng có riêng những trái núi, dòng sông, thắng cảnh quê hương đã in sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân mảnh đất kinh kỳ ngàn năm đô hội. 

Án ngữ phía Tây Hà Nội, Hồ Tây – vết tích của con sông Hồng đổi dòng từ thời thượng cổ đã tạo nên một thắng cảnh sông nước hữu tình, là nguồn cảm hứng cho biết bao tao nhân mặc khách như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Hồ Xuân Hương… và những truyền thuyết tạo nên sắc màu huyền thoại cho thắng cảnh này. 

     Ngo-ngan-ve-dep-hoang-so-cua-ho-Tay-xua-193-1516429500-width655height500

Với diện tích 500 ha, chu vi 17 km, Hồ Tây không chỉ là lá phổ lớn gạn lọc không khí trong lành cho con người mà còn chất chứa biết bao ký ức khó quên với bất kỳ người Trang An nào. Trong văn hiến, nó gạn lọc những điều tăm tối trong cõi tâm linh.

         Ngo-ngan-ve-dep-hoang-so-cua-ho-Tay-xua-203-1516429653-width756height500 1       
Hồ Tây xưa vốn có hình móng ngựa ôm lấy dải đất Nghi Tàm từ phía Đông và phía Tây. Con đường bao quanh hồ vốn là một con đê khi Hồ Tây còn là một khúc của sông Hồng. Vùng Quảng Bá, sông và hồ rất gần nhau, ấy là cửa sông vào. Ở bán đảo Hồ Tây, sông và hồ lại giáp giới nhau, ấy là cửa sông ra. Cửa sông bị đất cát phù xa bồ đắp, hồ Tây do đó mà hình thành. 

Hồ Tây khi xưa rộng dài từ Tây qua Bắc sang Đông. Lịch sử Hồ Tây đã có nhiều lần thay đổi tên gọi. Theo truyền thuyết “Hồ Ly Tinh” thì Hồ vốn có tên là hồ (đầm) Xác Cáo. Theo truyền thuyết “Khổng Lồ đúc chuông” thì Hồ có tên là “Hồ Kim Ngưu” (Hồ Trâu Vàng). Đến thời Lý, Hồ có tên là “Hồ Dâm Đàm” (Hồ Mù Sương). Sang đến thời Lê, Hồ mới chính thức mang tên là Hồ Tây. 

Không chỉ thay đổi tên gọi, Hồ Tây còn nhiều lần thay đổi hình dạng và diện mạo bởi bị ngăn đắp và lấp từng đoạn mà điển hình nhất là việc phân cách thành hồ Cố Ngự (nay là các phố Hàng Than, Phạm Hồng Thái), hồ Trúc Bạch và Hồ Tây.

      Ngo-ngan-ve-dep-hoang-so-cua-ho-Tay-xua-195-1516429500-width644height500        
                                                               

“Dải lụa” vắt ngang chia cắt Hồ Tây và hồ Trúc Bạch (đường Thanh Niên) vốn là một con đê được đắp vào năm Vĩnh Tộ thứ nhất, tức năm Canh Thân (1620). Con đường này ban đầu vốn có tên là Cố Ngự Yển, tức Đập Ngăn Nước; sau đó mới được đọc chệch thành Đường Cổ Ngư.

Bởi đất đai màu mỡ do phù xa bồi đắp, nơi đây nhanh chóng đã trở thành một vùng dân cư mật tập và làm hình thành nên một vùng văn hóa Hồ Tây với Tây Hồ bát cảnh[1], thú chơi hoa, cây cảnh, những làng nghề truyền thống và các đặc sản nổi tiếng của Hồ Tây.

                                                   Ngo-ngan-ve-dep-hoang-so-cua-ho-Tay-xua-199-1516429653-width500height329                                                               

Đó cũng là nơi để nhiều vị vua xưa chọn làm nơi xây dựng hành cung dùng làm nơi nghỉ ngơi, thưởng ngoạn sau những buổi thiết triều như cung Hàm Nguyên thời Trần, điện Thụy Chương thời Lê, v.v… 

Cảnh vật xưa giờ có nhiều đổi khác, những thắng cảnh, những làng nghề và cung điện, đền đài xưa đã không còn. Nhưng thay vào đó là những di tích lịch sử văn hóa như chùa, đền, quán… thấp thoáng dưới những lùm cây xanh mát càng làm tăng thêm vẻ cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, quán (chùa) Trấn Vũ, chùa Thiên Niên, phủ Tây Hồ, đền Mục Thuận, miếu Đồng Cổ, đền Sóc, chùa Châu Long… đã trở thành những điểm nhấn tiếp nối bề dày lịch sử của một vùng ven sông Tô, sông Nhị trong thế kỷ 21.

Ngo-ngan-ve-dep-hoang-so-cua-ho-Tay-xua-194-1516429500-width810height500

                                                                                        

Tây Hồ bát cảnh gồm lối trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, đền thờ Đồng Cổ, Phật say làng Thụy Chương, Sâm Cầm rợp bóng, chợ đêm Khán Xuân, tiếng đàn hành cung và đường hoa Nghi Tàm.Các làng nghề truyền thống quanh Hồ Tây xưa có rất nhiều như nghề thợ nề, thợ mộc ở phường Yên Phụ, thuộc Tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận (nay gồm các phố Phó Đức Chính, Yên Phụ); nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Tứ Tổng (nay là xã Tứ Liên) và trại Tầm Tang (Nghi Tàm); nghề nấu kẹo mạch nha và nghề làm giấy điệp ở xã Nghĩa Đô; ở làng Bưởi có nghề làm giấy dó.v.v…Các đặc sản nổi tiếng của Hồ Tây xưa gồm sâm cầm (chim cốc vộc), bích đào Nhật Tân, cá Hồ Tây, hồng xiêm Xuân Đỉnh, sen Tây Hồ, ổi Quảng Bá.Cung Hàm Nguyên trên đất chùa Trấn Quốc ngày nay; điện Thụy Chương thời Lê nay là Trường Chu Văn An.

 READ MORE

READERS EVALUATION ( 5 Stars )

68-689217 customer-reviews2-transparent-background-5-star-logo 1

INFORMATION CONTACT

 Ngô Đức Hòa ( Dế Mèn ) Phone : 0972.013.168

 Email:demenradiongoduchoa@gmail.com

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Fanpage