1.Hàng Than là một phố cổ của Hà Nội đã tồn tại từ thời chưa có bãi bồi Phúc Xá, khi đó sông Hồng chảy sát chân con đê Yên Phụ, nơi hàng đoàn thuyền buồm nâu đỗ san sát, phu khuân vác còng lưng đổ lên bờ những sọt than hoa đen.Than đốt ở trên rừng miền ngược, nhiều vết cưa ngang cây còn rõ nét các vân gỗ và kẽ nứt như hình mạng nhện.
- Khi xưa ,nơi đây điểm đỗ của các Xích Lô để đưa đón các quý ông quý bà hay Me tây đi dạo phố hay những đếm nhạc Cô đầu mơ mờ ảo ảo khói thuốc chiều Đông , Cuộc đời của những phu xe chân thật như bộ phim Người ngựa ngựa người mà nghệ sĩ Xuân Hinh đóng những năm 2000.
-Di tích nổi tiếng nhất là chùa Hòe Nhai, tên chữ Hồng Phúc Tự, một trong các tổ đình của thiền phái Tào Động. Cổng chính ở số 19 Hàng Than. Cổng sau chùa nhìn sang một con phố nhỏ mang tên Hồng Phúc. Trong chùa còn tấm bia dựng nǎm 1703 do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn, ghi rõ chùa thuộc phường Hòe Nhai ở Đông Bộ Đầu. Nhờ đó mới có cơ sở để khẳng định khu đầu phố Hàng Than chỗ dốc đê Yên Phụ là một địa danh lịch sử: bến Đông Bộ Đầu, nơi quân quan nhà Trần đã tống cổ giặc Nguyên xâm lược ra khỏi kinh thành Thǎng Long ngày 29-1-1258.Đặc biệt có bức tượng Đức phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông răn mình sửa sai.
- Nhà số 40 gắn với cuộc đời hai thi sĩ trẻ Xuân Diệu và Huy Cận. Họ đã sống với nhau trên gác tại đây trong hơn một năm từ mùa thu 1939.
- Dưới triều Nguyễn xây dựng con đê từ vốn vay ngân hàng phát triển châu Á ADB. Con đê trở thành nơi chơi trận giả hay hẹn hò của những đôi trai gái
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề ánh trăng
- Phố Hàng Than nay có nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ăn hỏi, đặc biệt nổi tiếng nhờ bánh cốm, thứ đặc sản khó mà vắng mặt trong lễ cầu hôn. Các thương hiệu Nguyên Ninh, An Ninh, Việt Ninh, Nguyên Bảo, Nguyên Linh, Bảo Minh, Nguyễn Minh… từ đây toả đi bốn phương trên những chiếc hộp vuông xinh xinh in hình chiếc bánh cốm cổ truyền bọc lá chuối tươi được buộc bằng lạt nhuộm hồng. Mở hộp ra thì thấy hiện lên sau làn giấy gói trong suốt một sắc cốm xanh màu lúa nếp non. Nhân bánh bằng hạt sen vàng nhạt và đậu xanh, điểm vài sợi cơm dừa trắng. Tất cả đều như muốn mang hương đồng gió nội mùa thu của những làng Vòng, làng Lủ xưa kia về với thực khách thời đại công nghiệp hoá.
2.Phố Hòe Nhai : Từ thời Lê kinh thành bị quân Minh tàn phá nên sau khi dành độc lập triều đình chỉ thị tái thiết và làm đẹp kinh thành nên chỉ dụ quan quân cho xây dựng và trồng trọt những hàng cây đẹp tô đẹp cho Thăng Long.Phía Tây là nơi ở của nhiều Hoàng tử và Công chúa nên họ đã trồng cây Liễu nên có phố Liễu Giai còn phía Đông thì cho trồng Hòe. Hoa thơm lại đẹp , Hòe còn lại vị thuốc Nam chuyên chữa về Cao huyết áp, chảy máu cam..
Bờ Liễu đường hoa ai cũng đẹp
Phong lưu bậc nhất phố Hòe Nhai
Yêu hồn trăm vẻ hoa khoe sắc
Uyển chuyển thanh âm não dạ người
3.Phố Nhà Hỏa : vừa nhỏ lại vừa lọt thỏm vào phía sau các phố lớn hơn nên trước kia khá vắng.Trong ngõ còn một ngồi đền Thờ thần Lửa. Có lẽ đây là ngôi đền duy nhất Việt nam thờ vị thần này. Trong đền còn quả chuông lớn báo động có cháy. Bên trong phối thờ thêm Thần , Phật ,Mẫu . Đi vào số nhà số 30 bạn sẽ thấy ngõ nhỏ xíu .